Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, tổng lượng mưa trên địa bàn tỉnh từ nửa cuối tháng 9-12/2021 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 20-40%. Nhiệt độ trung bình tương đương với TBNN cùng kỳ.
Để chủ động sản xuất, hạn chế thiệt hại do tác động tiêu cực của thời tiết và tác động của dịch Covid-19 đến sản xuất, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương rà soát, đánh giá tình hình cung ứng giống, vật tư nông nghiệp tại các Hợp tác xã, cơ sở kinh doanh trên địa bàn xã, thị trấn trước vụ Đông xuân. Trong trường hợp thiếu hụt nguồn cung giống, vật tư nông nghiệp cần khẩn trương báo cáo về Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời tham mưu UBND huyện báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có biện pháp tháo gỡ; đồng thời chú ý bố trí mùa vụ sản xuất năm 2022 như sau:
Vụ sản xuất
|
Thời gian gieo sạ
|
Thời gian trổ bông
|
Thời gian
thu hoạch
|
Lúa Đông xuân
|
|
|
|
- Giống ngắn ngày(thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày)
|
Từ 06/12 đến 25/12/2021
|
Từ 12/02 đến 03/03/2022
|
Từ 14/3 đến 02/4/2022
|
- Giống trung ngày(thời gian sinh trưởng trên 100 ngày)
|
Từ 01/12 đến 06/12/2021
|
Từ 14/02 đến 19/02/2022
|
Từ 16/3 đến 21/3/2022
|
Lúa Hè thu
|
|
|
|
Giống ngắn ngày:Thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày
|
Trà 1: Từ 21/4
đến 30/4/2022
|
Từ 25/6
đến 04/7/2022
|
Từ 25/7
đến 04/8/2022
|
Trà 2: Từ 25/5
đến 05/6/2022
|
Từ 29/7
đến 09/8/2022
|
Từ 29/8
đến 08/9/2022
|
Lúa Thu đông
|
|
|
|
Giống ngắn ngày(thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày)
|
Từ 05/10 đến 15/10/2022
|
Từ 15/12 đến 25/12/2022
|
Từ 15/01 đến 25/01/2023
|
Đối với vùng chủ động và an toàn về nguồn nước, tiến hành gieo sạ tập trung, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cao. Đối với vùng ngập nước trong mùa mưa ở vụ Đông xuân cần theo dõi diễn biến thời tiết, bố trí lịch xuống giống sau 23/10 âm lịch, khi có thời tiết tốt, mặt ruộng rút hết nước, sử dụng giống lúa ngắn ngày. Đối với vùng có nguy cơ thiếu nước vụ Hè thu cần xây dựng phương án chống hạn để chủ động khai thác sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, kết hợp sử dụng giống ngắn ngày, gieo sạ sớm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do hạn hán gây ra.
Khuyến khích luân canh, xen vụ với cây trồng cạn ngắn ngày trên đất trồng lúa chủ động tưới tiêu: Lúa Đông xuân sớm - Bắp, rau, đậu Xuân hè - Lúa Hè thu; Lúa Đông xuân sớm - Lúa Xuân hè - Bắp, rau, đậu Hè thu.
Cơ cấu giống lúa chủ lực gồm: ML 48, ML 202, ML 214, OM 4900; Giống bổ sung: TH 41, TH6, OM7347, OM6976, Đài thơm 8.
Để tăng năng suất lúa, các địa phương cần tuyên truyền, vận động nông dân vệ sinh đồng ruộng, tu bổ, nạo vét kênh mương, triển khai làm đất sớm như cày ải, tổ chức ra quân diệt chuột đồng loạt, áp dụng tổng hợp các biện pháp thủ công, sinh học và hóa học; áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng”: Giảm lượng giống gieo sạ xuống mức 100 – 120 kg/ha, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng phân đạm, tăng năng suất lúa, tăng chất lượng gạo, tăng hiệu quả kinh tế; áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa. Tăng cường sử dụng giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày, năng suất cao, chịu hạn tốt để rút ngắn thời vụ, tránh những thiệt hại do hạn hán, lũ lụt; gieo sạ tập trung theo từng khu vực để tiết kiệm lượng nước tưới, thuận lợi trong cơ giới hóa khi thu hoạch.