KHÁNH SƠN TRIỂN KHAI ĐỒNG BỘ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN ĐÀN TRÂU BÒ

Đọc tin

Theo Cục Thú y, bệnh viêm da nổi cục là bệnh truyền nhiễm do một loại virrus thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Virrus viêm da nổi cục không lây nhiễm và không gây bệnh trên người. Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp.

Bệnh thường xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng có thời tiết ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng, gia súc có thể chết, gây tổn thất về kinh tế.

Động vật mẫn cảm với vi rút viêm da nổi cục là trâu, bò. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh chết khoảng 1 – 5%. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4 – 14 ngày. Trâu, bò mắc bệnh thường có những dấu hiệu: Sốt cao, có thể trên 41độ C, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu. Giảm khả năng tiết sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú; viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt; sưng hạch bạch huyết bề mặt (hạch trước vai, hạch sau đùi).

Ảnh: nguồn từ Internet

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, trên địa bàn huyện Khánh Sơn lũy kế từ ngày 30/8/2021 đến 31/10/2021, bệnh viêm da nổi cục xảy ra tại 08/08 xã, thị trấn, 28 thôn, 187 hộ làm 300/484 con tổng đàn bò mắc bệnh; số bò đã điều trị khỏi triệu chứng là 289 con. Nhận định trong thời gian tới nguy cơ bệnh viêm da nổi cục tiếp tục phát sinh và lây lan trên địa bàn huyện là rất cao.

      Nhằm tăng cường các biện pháp dự phòng tích cực và chủ động phát hiện kịp thời, bao vây, khống chế và quản lý dịch bệnh, không để dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò lây lan, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi,  UBND huyện Khánh Sơn đã ban hành Công văn số 2717/UBND ngày 13/9/2021 về việc triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò; Kế hoạch số 2736/KH-UBND ngày 14/9/2021 về phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn huyện Khánh Sơn năm 2021.

 

Tiêm phòng vắc xin viêm da nổi cục cho bò - Ảnh: Nguồn từ Internet

   Theo đó, UBND huyện yêu cầu Trạm chăn nuôi và Thú y phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm soát chặt chẽ các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán sản phẩm trâu, bò và phương tiện vận chuyển trâu, bò trên địa bàn; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, giết mổ và buôn bán trâu, bò và sản phẩm trâu, bò có dấu hiệu mắc bệnh viêm da nổi cục.  Chuẩn bị vật tư, hóa chất dụng cụ nhanh chóng kiểm tra, lấy mẫu đàn bò có dấu hiệu mắc bệnh viêm da nổi cục ngay khi tiếp nhận thông tin, thông báo của người chăn nuôi và chính quyền địa phương. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn hướng dẫn người dân trong việc cách ly, chăm sóc và điều trị trâu, bò mắc bệnh viêm da nổi cục; hướng dẫn và hỗ trợ tiêm phòng vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục cho các hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa huyện khi có nguồn Vắc xin của tỉnh cấp. Các xã, thị trấn xảy da dịch cử cán bộ thú y giám sát chặt chẽ số trâu, bò bệnh tại các hộ; yêu cầu các hộ chăn nuôi có trâu, bò bị bệnh không được chăn thả ra bên ngoài, nuôi nhốt tại nhà và thực hiện cách ly, chăm sóc và điều trị bệnh theo hướng dẫn của cơ quan Thú y; trường hợp có trâu, bò bệnh bị chết chuẩn bị sẵn sàng địa điểm, nhân lực và vật tư chống dịch và triển khai tiêu hủy nhanh chóng khi có trâu, bò chết, lập hồ sơ hỗ trợ đầy đủ theo quy định hiện hành. Tăng cường kiểm tra, khoanh vùng ổ dịch, không để lây lan sang các hộ khác; thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc bằng các loại hóa chất diệt vi rút và khuyến cáo người chăn nuôi chủ động mua hóa chất đặc hiệu tiêu diệt côn trùng (ruồi, muỗi, ve, mòng ...); các địa phương còn lại yêu cầu người chăn nuôi, trang trại chăn nuôi phải tự chủ động thực hiện khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi thường xuyên bằng vôi bột, hóa chất để tiêu diệt mầm bệnh, côn trùng ruồi, muỗi, ve, mòng. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đến các hộ, cơ sở chăn nuôi; chỉ đạo các Trưởng thôn, Tổ dân phố, phối hợp chặt chẽ với cán bộ thú y xã, thị trấn thống kê tổng đàn trâu, bò và số trâu, bò bị bệnh báo ngay chính quyền địa phương để báo cáo cơ quan Thú y để xử lý dịch bệnh kịp thời tránh lây lan; tổ chức ký cam kết với người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ trâu, bò thực hiện 5 “không”, gồm: Không giấu dịch; Không mua bán, vận chuyển trâu bò bệnh, trâu bò chết; Không giết mổ, tiêu thụ thịt trâu bò bệnh, trâu bò chết; Không vứt xác trâu bò ra ngoài môi trường; Không chăn thả rông trâu bò bị bệnh chung trên đồng cỏ; thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc tại khu vực chăn nuôi, nuôi nhốt trâu, bò./.

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL Thông tin trợ giúp DN NVV
Tiếp cận thông tin
Tuyển dụng
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Tài liệu Tiếp xúc cử tri Thông báo
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC