Tình hình sinh vật gây hại cây trồngtrước và sau Tết Nguyên Đán năm 2022

Đọc tin

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng:

1. Thời tiết: Trong dịp Tết Nguyên Đán thời tiết chủ yếu là trời se lạnh, ngày nắng đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhiều.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

a. Cây lúa:Vụ Đông Xuân 2021 – 2022 diện tích gieo ước khoảng 4ha. Cơ cấu giống chủ yếu là ML48, ML202,... Giai đoạn: Chuẩn bị làm đất – gieo sạ.

b. Cây trồng khác:

Loại cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích gieo trồng (ha)

Cây sầu riêng

Chăm sóc – Ra hoa

1.802

Cây cà phê

Chăm sóc sau thu hoạch – Ra hoa

352,0

Cây chuối

Nhiều giai đoạn

802,0

Cây chôm chôm

Chăm sóc – ra hoa

69,0

Cây mít

Nhiều giai đoạn

9,6

Cây quýt đường

Nhiều giai đoạn

38,0

Cây măng cụt

Chăm sóc – ra hoa

28,1

Cây hồ tiêu

Chăm sóc

14,0

Cây bơ

Chăm sóc – ra hoa

7,3

Cây dứa

Chăm sóc

1,0

Cây bưởi

Nhiều giai đoạn

343,1

Cây rau các loại

Nhiều giai đoạn

6,0

Cây bắp

Vụ Đông Xuân

29,0

Cây điều

Chăm sóc

19,4

Đậu các loại

Chăm sóc

4

 

II. Dự báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng:

Cây trồng trên địa bàn huyện đang bước vào giai đoạn đâm chồi, nảy lộc, ra hoa cần nhiều sự chăm sóc của bà con nông dân.Do đó, để đảm bảo tình hình sâu, bệnh trong dịp tết nguyên đán sắp tới, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Khánh Sơn khuyến cáo bà con một số biện pháp phòng, trừ một số sâu, bệnh hại có thể xuất hiện trong nghỉ tết.

a. Trên cây lúa:Bọ trĩ, ốc bươu vàng, sâu đục thân hai chấm, rầy nâu,.... sẽ xuất hiện và gây hại.

b. Trên cây sầu riêng: Dịp nghỉ tết là thời gian bà con nông dân siết nước tạo khô hạn vì vậy bà con cần phải theo dõi độ ẩm đất và tình trạng cây không để cây héo khô. Bệnh xì mủ, nấm hồng, thán thư, cháy lá chết đọt, vàng lá thối rễ,… cũng sẽ xuất hiện và gây hại. Ngoài ra cần theo dõi mật độ của nhện đỏ, rầy nhẩy, rầy xanh, bọ trĩ, sâu đục thân, sâu ăn lá,… để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

c. Trên cây cà phê: Rệp sáp, rệp vảy, mọt đục cành,… sẽ xuất hiện và gây hại. Bệnh thán thư, rỉ sắt, khô cành,… tiếp tục gây hại không đáng kể.

d. Trên cây có múi (cam, quýt, bưởi, chanh,…): Nhện đỏ, sâu vẽ bùa, sâu đục trái, vàng lá gân xanh, câu cấu,… sẽ gây hại mạnh trong thời gian tới.

3. Biện pháp phòng, trừ:

3.1. Cây Sầu riêng:

Thời gian nghỉ tết nguyên đán cũng là giai đoạn sầu riêng ra hoa. Để có 1 mùa vụ sầu riêng chất lượng và năng suất bà con nông dân ăn tết nhưng cần phải thăm vườn thường xuyên phát hiện và phòng trừ kịp thời các sinh vật gây hại để đảm bảo việc ra hoa tập trung và đúng vụ. Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hợp lý để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Bà con cần chú ý các loại sâu bệnh sau:

a. Nhện đỏ:

Phòng trừ nhện đỏ:

- Thường xuyên tỉa cành tạo tán thông thoáng cho cây;

- Bón phân cân đối, hợp lý không bón quá nhiều đạm;

- Dùng nước tưới phun mưa hoặc rửa trôi sẽ giảm được mật độ nhện

- Tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch của nhện sinh sống; những thiên địch của nhện đỏ là Bọ rùa, ấu trùng bọ cánh gân, bọ trĩ bắt mồi, nhện bắt mồi,…

- Sử dụng biện pháp hóa học khi tỷ lệ gây hại của nhện hơn 10% lá; Phun các thuốc có hoạt chất: Chlorantraniprole + Abamectin;Propargite + Pyridaben + Profenofos;... và  nên kết hợp dầu khoáng hoặc các chất phụ gia bám dính. Chú ý khi dùng thuốc cần luân phiên các loại thuốc để tránh hiện tượng lờn thuốc.

b. Rầy nhẩy:

Biện pháp phòng trừ:

- Đầu tiên bà con cần chú ý đến biện pháp bón phân và tưới nước để cây sầu riêng được sinh trưởng và phát triển tốt nhất, tăng sức đề kháng để cây có thể chống chịu sâu bệnh tốt hơn.

- Cần tăng cường bón phân hữu cơ để tăng độ mùn trong đất. trong mùa khô cần chủ động chuẩn bị một lớp cỏ khô trên bề mặt để giữ ẩm cho đất.

- Khi tưới nước có thể chủ động phun lên tán lá hoặc sử dụng biện pháp tưới béc để hạn chế sự hoạt động của rầy ở phía dưới bề mặt lá.

- Tận dụng các loại thiên địch của rầy phấn như nhện, bọ rùa Coccinella, Chrysopa sp. hoặc các loài ong kí sinh.

- Ban đêm sử dụng các loại bẫy đèn màu vàng để dụ rầy phấn.

- Do rầy có kích thích thước nhỏ, di chuyển nhanh nhẹn nên khi phát hiện ra được dấu hiệu của rầy bà con cần chủ động tiêu diệt  ngay để tránh rầy lây lan rộng. Nếu số lượng rầy nhiều có thể sử dụng các loại thuốc hóa học chuyên trị rầy có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng.Chú ý khi sử dụng liều lượng và phun nhiều phía dưới bề mặt lá để tiêu diệt rầy hiệu quả hơn.

c. Thối thân xì mủ:

- Biện pháp kỹ thuật, canh tác

+ Cây giống: chọn giống, cây con và giá thể không nhiễm bệnh để trồng

+ Trồng cây với khoảng cách 8-10m.

+ Chọn vùng đất cao để trồng sầu riêng.

+ Bố trí hệ thống thoát nước vào mùa mưa

+ Mô đất trồng cây sầu riêng phải thấm và thoát nước tốt. 

+ Xử lý đất trước khi trồng bằng cách phơi nắng và các loại thuốc trừ nấm đất có gốc Fosetyl-aluminium hoặc Metalaxyl.

+ Vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành lá gần mặt đất. Thu gom và tiêu hủy những những bộ phận bị nhiễm bệnh đem tiêu hủy.Vườn trồng cần cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa.

+ Sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ nấm bệnh: Trichoderma

+ Bón phân cân đối và nên bón phân chuồng hoai mục.

- Biện pháp hóa học để phòng bệnh

+ Nạo sạch vết bệnh, dùng vôi hòa với thuốc gốc Đồng quét lên thân cây cách mặt đất khoảng 1m vào đầu mùa mưa để ngừa nấm tấn công thân.

+ Thuốc Phosphonate: Sử dụng liều lượng 30 ml bơm vào thân cho một mét đường kính tán cây 3 lần trong năm, mỗi lần cách nhau 4 tháng và dùng thuốc với nồng độ 0,1% phun lên tán cây để phòng bệnh.

+ Thuốc trừ nấm  đất có hoạt chất Fosetyl-Aluminium hay Metalaxyl để xử lý đất, phun lên tán cây hay bôi lên vết bệnh.

3.2.Cây Cà phê:

Trong giai đoạn chăm sóc sau thu hoạch bà con cần chú ý đến các loại sâu bệnh hại chính như:

a/ Rệp sáp :

Biện pháp phòng trừ:

- Chăm sóc cây khỏe mạnh, áp dụng tốt thực hành nông nghiệp tốt (GAP)

- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ để hạn chế sự phát triển của các loài kiến là tác nhân lan truyền rệp.

- Cắt cành bị rệp nặng, diệt kiến

- Chỉ sử dụng thuốc khi mật độ rệp cao. Nên dùng một trong các loại thuốc có hoạt chất như Profenfos, Imidacloprid, Spirotetramat,...

b/ Bệnh gỉ sắt:

Khi bệnh rỉ sắt mới xuất hiện thì có thể sử dụng biện pháp hóa học để phun phòng trừ bệnh bằng phun ướt đều cả hai mặt lá bằng 1 trong các loại thuốc có hoạt chất như: Diniconazole, Azoxystrobin, Difenoconazole, Tebuconazole,….

Khi bệnh nặng thì nên cưa bỏ, ghép giống mới chống chịu bệnh.

Nguyễn Thị Nhung

Trạm TT&BVTV KS

 

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL
Tuyển dụng
Thông tin trợ giúp DN NVV
Tiếp cận thông tin
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Thông báo
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC