MỌT ĐỤC THÂN, CÀNH SẦU RIÊNG (Xyleborus similis Ferrari)

Đọc tin

Hiện nay sầu riêng trên địa bàn Huyện Khánh Sơn đang bước vào giai đoạn Ra hoa. Thời tiết se lạnh, hanh khô là điều kiện thuận lợi cho các sinh vật gây hại trên cây sầu riêng phát triển như nhện đỏ, rầy nhẩy, rầy xanh, bọ trĩ, bệnh xì mủ, thán thư, khô cành, mọt đục cành,… Trong đó, mọt đục thân, cành sầu riêng là sinh vật gây hại nghiêm trọng và khó phòng trừ.

- Đặc điểm hình thái: Trưởng thành có kích thước nhỏ với lông mịn thưa thớt xung quanh. Con cái dài 2,32 ± 0,10 mm, dài gấp 2,67 chiều rộng. Chiều dài của cánh trước là 1,45mm, gấp 1,67 lần chiều rộng, có màu nâu đỏ.

Đầu: Trán lồi với lớp lông thưa thớt màu nâu vàng, râu đầu dạng chùy có lông mịn, đốt chùy ngoài cùng giống như bị chặt cụt ở phần đỉnh.

Phần ngực trước gần như thẳng, đỉnh nằm ở giữa, vùng sau thì bóng, sáng với lông mịn trên đĩa ngực. Cánh trước có độ dốc rất nhẹ, với các gai ở cuối cánh trước có cặp gai rất rõ tại vùng dốc, 1 cặp gần cuối của sọc 1 và 1 cặp gần đỉnh của vùng dốc.

- Cách gây hại:

Loài mọt Xyleborus similis thường tìm thấy trên phần gốc, thân và cành chính bên dưới có những vết mùn cưa và nhựa cây ngoài vỏ, kiểm tra kỹ bên trong có những lỗ đục nhỏ. Một số trường hợp cây bị mọt tấn công kèm theo những vết bệnh xì mủ. Các cây có sự hiện diện của mọt đa số có triệu chứng bệnh xì mủ, ảnh hưởng lớn đối với sự sinh trưởng nhất là trong giai đoạn ra hoa và mang trái của cây sầu riêng.

Loài mọt Xyleborus similis gây hại khác với loài Xyleborus fornicatus, ban đầu nó tấn công lên phần vỏ cây trước tạo ra các vết xì mủ kèm theo mùn cưa bên trong với các đường đục phức tạp, sau đó nó tấn công phần gỗ tiếp giáp với phần vỏ và tạo thành hệ thống mạng lưới đường đục rất phức tạp như triệu chứng trên phần vỏ. Các đường đục này thường song song với tượng tầng libe gỗ và ít khi mọt đục thẳng sâu vào phần gỗ bên trong.Trứng và ấu trùng của Xyleborus similis được đẻ trong đường đục tìm thấy có trong phần vỏ cây và cả phần gỗ của thân cây.Chính điều này làm cho lớp vỏ bị tổn thương có thể gây chết hoại tử cành, thân.

- Biện pháp quản lý:

Rất khó để quản lý các loài mọt đục cành vì ấu trùng ở sâu bên trong. Có thể phòng ngừa bằng cách sau:

+ Nên thăm vườn thường xuyên phát hiện sớm sinh vật gây hại.

+ Khi phát hiện có sự hiện diện của mọt đục thân, cành gây hại trên cây sầu riêng thì tiến hành phun thuốc phòng trừ đối tượng này. Sử dụng luân phiên một số loại thuốc như: Abamectin, Emamectin benzoate,… kết hợp với thuốc trừ bệnh xì mủ như Dimethomorph hoặc Fosetyl – almimium,…/.

NTNhung – TT&BVTVKS

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL Thông tin trợ giúp DN NVV
Tiếp cận thông tin
Tuyển dụng
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Tài liệu Tiếp xúc cử tri Thông báo
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC