PHÒNG TRỪ RẦY XANH GÂY HẠI CÂY SẦU RIÊNG

Đọc tin

Trên cây sầu riêng ngoài đối tượng rầy phấn hay còn gọi là rầy nhẩy gây hại thì còn có một đối tượng mới gây hại mà nông dân hay gọi là rầy xanh. Rầy xanh có rất nhiều cây ký chủ phụ như cà tím, cà giòn, đậu bắp, ớt, mướp, đậu phộng,…Chúng có vòng đời ngắn có khoảng từ 12-14 ngày, trứng được đẻ bên trong lá non vừa mới nhú khoảng 1cm và mỗi con thành trùng cái đẻ trung bình từ 22 – 28 trứng, sau 3-4 ngày trứng nở thành rầy con và tỷ lệ trứng nở cao trên 95% làm mật số gia tăng nhanh nên dễ phát sinh thành dịch gây hại đọt non sầu riêng. Rầy non sẽ gây hại trong vòng 7 – 8 ngày sau nở. Bên cạnh đó, tùy điều kiện thời tiết nhiệt độ và ẩm độ ngoài trời mà diễn biến mật số rầy xanh nhiều hay ít trong các tháng của năm, rầy xanh xuất hiện với mật số tăng dần từ tháng 1 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 12, mật số rầy xanh thấp nhất vào khoảng tháng 5 đến tháng 7.

Rầy xanh trưởng thành thường trú ẩn ở những cây ký chủ phụ xung quanh vườn sầu riêng, khi sầu riêng ra đọt non thì rầy xanh mới tìm đến đẻ trứng vào bên trong 2 phiến lá chưa mở, sau đó trứng nỏ thành rầy non và gây hại bên trong phiến lá, nếu mật số cao thì lá non sẽ rụng trước khi lá mở.

Việc phòng trừ rầy xanh thường khó do bà con nông dân chưa chọn đúng thuốc hoặc phun chưa đúng liều lượng và thường hay tăng lượng thuốc gấp 2-3 lần so với khuyến cáo nên mặc dù liều thì mạnh nhưng do lượng nước ít nên khi phun thuốc không đủ để tiếp xúc phủ đều trên bề mặt lá nơi rầy xanh gây hại hay trú ẩn, kết quả chỉ diệt được một số rầy xanh nhưng lại tạo nên tính kháng thuốc của rầy ngày càng cao. Thời điểm phun rầy cũng rất quan trọng trong việc phòng trừ rầy xanh vì một khi bà con thấy rầy xuất hiện thì gần như 30% lá sầu đã bị gây hại và tiến hành phun trị thì không kịp, lá non vẫn bị rụng và sẽ gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Để phòng trừ rầy xanh gây hại trên sầu riêng hiệu quả bà con cần thực hiện tốt nguyên tắc 4 đúng như sau:

- Đúng thuốc: Cần sử dụng nhóm thuốc có gốc sinh học để bảo vệ môi trường và thiên địch như thuốc có hoạt chất Abamectin hay Emamectin đồng thời khi phun nên kết hợp với dầu khoáng như SK Enpray 99EC, DS 98.8EC,… để tăng độ bám dính.

- Đúng liều lượng và nồng độ: Cần pha đúng theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất và lượng nước đủ phun cho vườn cây.

- Đúng lúc: Thời điểm phun tốt nhất là khi cây vừa nhú đọt non và cần phun lặp lại sau 7-10 ngày để tiêu diệt lứa rầy non nếu thấy rệp vẫn còn và nên phun vào buổi chiều để tăng hiệu lực của thuốc đối với rầy xanh.

- Đúng cách: Phải biết điều chỉnh béc phun phù hợp theo từng vị trí của cây cao, thấp, trong hay ngoài tán để có hình thức phun mưa, phun sương hay phun dạng khói,…/.

Nguyễn Thị Nhung

Trạm TT & BVTV Khánh Sơn

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL
Tuyển dụng
Thông tin trợ giúp DN NVV
Tiếp cận thông tin
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Thông báo
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC