MỘT SỐ LƯU Ý TRONG VIỆC CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN RA HOA

Đọc tin

Hiện nay trên địa bàn Huyện Khánh Sơn có hơn 1.721 ha trồng sầu riêng trong đó có hơn 600ha sầu riêng giai đoạn Kinh doanh. Năm 2020, tổng sản lượng sầu riêng toàn Huyện khoảng hơn 4.000 tấn, mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân. Để có một mùa vụ bội thu năm 2021 thì việc chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa là vô cùng quan trọng.Sau đây là một số lưu ý trong quá trình chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa:

Khi cơi đọt lụa lá thì bà con cần phải bổ sung dinh dưỡng trong đó nên phun hoặc bón phân có hàm lượng lân và kali cao như MKP, siêu lân 66,… để giúp cây phân hóa mầm hoa và sau khoảng 7 – 14 ngày tùy theo độ ẩm đất và tình trạng của cây khi thấy lá già thì bà con nên bắt đầu siết nước đến khi thấy rõ mắt cua sáng màu thì mới tưới nước trở lại. Việc siết nước tạo khô hạn sẽ quyết định đến ra hoa đều, to, khỏe. Nếu tưới nước sớm khi đang ra mắt cua hoặc mắt cua chưa sáng rõ có thể dẫn tới việc nghẽn bông, mầm đi vào trạng thái ngủ không hình thành được hoa, mắt cua bị đen. Khi bắt đầu tưới nước trở lại thì chỉ nên tưới sương nhẹ trên mặt đấy, sau đó qua mỗi lần tưới tăng dần lượng nước. Tưới đều 4 – 5 ngày tưới 1 lần, không nên để đất quá khô rồi mới tưới sẽ gây nên hiện tượng sốc nước. Sau thời gian siết nước, cây cần phải được cung cấp dinh dưỡng để tăng sức nuôi hoa, tạo quả. Việc cung cấp dinh dưỡng cho cây giai đoạn ra hoa phải tùy vào chất đất, độ phì nhiêu của đất của từng vườn mà nhà vườn để bổ sung lượng phân bón phù hợp. Bà con nên ưu tiên bón phân hữu cơ trước, sau đó bổ sung các loại phân NPK và phân vi lượng, trung lượng kết hợp với phun các loại phân bón lá. Nên chia số lần bón phân thành 2 lần để cây dễ dàng hấp thụ lượng phân bón.Mỗi lần cách nhau 15 ngày. Kết hợp bổ sung dinh dưỡng qua lá sau lần bón đầu với các loại phân có hàm lượng đạm cao để điều chỉnh cây đi thêm 1 lần cơi đọt và phải làm già lá trước khi hoa xả nhị nhằm mục đích giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng trong quá trình tạo quả giảm hiện tượng rụng trái non.

Trong giai đoạn ra hoa thì một số sinh vật gây hại chủ yếu là:

1. Sâu ăn bông: Là loài sâu hại khá phổ biến trong các vườn sầu riêng đang ra bông (hoa). Sâu thuộc Họ Limantridae, Bộ  Lepidoptera. Thành trùng là một loại bướm màu vàng lợt, có chiều dài sải cánh khoảng 28-30 mm, ấu trùng màu nâu nhạt, ở giữa lưng có sọc đỏ, hai bên có sọc vàng, đầu có màu đỏ,  sâu dài khoảng 10 mm. Bướm thường đẻ trứng trên các chùm bông, mỗi con có thể đẻ từ 50-60 trứng. Sâu non nở ra ăn phần cuống bông, đục vào bên trong bông, ăn cánh bông, nhụy đực và nhụy cái làm cho bông bị hư và rụng, dễ dàng nhận biết qua những lổ đục và những đám phân màu nâu đen được thải ra rất nhiều ngay cuống bông. Ấu trùng gây hại nặng nhất ở vào tuổi 3 và tuổi 4.Sâu hóa nhộng trên cây bên trong kén bằng bông kết dính lại.

Biện pháp phòng trừ:

- Thăm vườn thường xuyên, đặc biệt vào giai đoạn sầu riêng bắt đầu ra hoa để kịp thời sự xuất hiện của sâu.

- Tỉa bớt hoa, thu gom và tiêu hủy những chùm hoa bị nhiễm sâu.

- Sử dụng các loại thuốc trừ sâu khi mật độ sâu cao bằng các hoạt chất như: Abamectin, Benzoate,…

2. Nhện đỏ:

Thời điểm sầu riêng ra hoa cũng là thời điểm thời tiết hanh khô, ngày nắng, đêm không mưa.Nhện đỏ xuất hiện và gây hại nhiều.Có nhiều vườn sầu riêng mật độ rệp quá cao khoảng hơn 40 con/lá.Chúng làm cho lá có màu trắng bạc, lá dễ bị rụng, cây còi cọc kém phát triển.

Thức ăn của Nhện đỏ là diệp lục trên mọi loại cây trồng, diệp lục mấy đến đâu là cây bạc màu đến đấy, những tổn thương hở do nhện đỏ gây ra trên lá cây là nơi mà những virus, vi khuẩn, nấm bệnh dễ dàng xâm lấn và tấn công vào cây. Mất diệp lục tức là mất đi công cụ quang hợp lá cây không còn tổng hợp được chất dinh dưỡng sẽ làm lá cây bị rụng gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.Nhện đỏ có lớp da mỏng đến nỗi cơ thể của chúng bão hòa với điều kiện của môi trường vì vậy thuốc bảo vệ thực vật dễ dàng xâm nhập vào cơ thể chúng. Chính vì vậy thông thường thuốc phun trừ nhện đỏ có thể làm nhện chết trong vòng 24 tiếng, tuy nhiên trong vòng 24 giờ đồng hồ này nhện đỏ có thể sản sinh ra hàng trăm trứng mới và số trứng mới này sẽ nở ra trong vòng 1 ngày và chúng đã mang sẵn 1 lượng thuốc bảo vệ thực vật nhất định vì vậy lứa nhện đỏ mới có khả năng kháng thuốc, 3 ngày sau nở chúng lại tiếp tục sinh sản, trong vòng đời 10 – 15 ngày 1 con nhện đỏ có thể sản sinh ra hàng nghìn con nhện mới mang sẵn khả năng kháng thuốc trừ sâu. Chính vì vậy việc phòng trừ nhện đỏ rất là khó khăn.

Phòng trừ nhện đỏ:

- Thường xuyên tỉa cành tạo tán thông thoáng cho cây;

- Bón phân cân đối, hợp lý không bón quá nhiều đạm;

- Dùng nước tưới phun mưa hoặc rửa trôi sẽ giảm được mật độ nhện

- Tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch của nhện sinh sống; những thiên địch của nhện đỏ là Bọ rùa, ấu trùng bọ cánh gân, bọ trĩ bắt mồi, nhện bắt mồi.

- Sử dụng biện pháp hóa học khi mật độ nhện khoảng 5 con/lá; Phun các thuốc có hoạt chất Chlorantraniprole, Abamectin, pyridaben, spirotetramat,…

- Chú ý khi dùng thuốc cần luân phiên các loại thuốc để tránh hiện tượng lờn thuốc.

4. Thán thư bông:

Bệnh thán thư trên cây sầu riêng do nấm Colletotrichum spp. gây ra. Biểu hiện trên bông là những bông bị nhiễm nấm sẽ có vết thối màu nâu xám. Vết bệnh này sẽ đen và lan dần ra, cuối cùng sẽ khiến hoa bị khô và rụng xuống.

Biện pháp phòng trừ:

- Chăm sóc cho cây trồng khỏe mạnh, tưới đủ nước và bón đầy đủ dinh dưỡng cho cây.

- Thường xuyên thăm vườn, phát hiện và xử lý sớm vết bệnh.

- Khi phát hiện cây trồng có dấu hiệu mắc bệnh thánh thư thì nên tiến hành cắt tỉa các hoa bị bệnh đem đi tiêu hủy để tránh lây lan.

- Khi tỷ lệ bệnh cao thì nên sử dụng các loại thuốc trừ thán thư để xử lý. Lưu ý nên sử dụng các loại thuốc như Anvil 5SC, Antracol 70WP,… những loại thuốc này không gây rụng bông.

5. Rầy xanh:

Thời điểm xuất hiện: xuất hiện xuyên suốt trong vườn sầu riêng ở tất cả các giai đoạn( lá non, lá lụa, lá già ). Nhưng phát triển mạnh và tấn công khi cây bắt đầu có đọt mới.

Rầy xanh khi còn nhỏ có màu xanh di chuyển chậm nhưng khi lớn lên chúng có màu nâu vàng và di chuyển rất nhanh, thường tránh hướng nhìn của mắt rất nhanh. Khác với rầy nhẩy (rầy phấn trắng) là chỉ xuất hiện và gây hại khi cây có đọt lá non, nhưng rầy xanh thì sống trên cây cả khi lá già và chờ đến khi có đọt lá non thì cắn phá hết sức tích cực gây rụng lá, cháy lá, bị nặng rụng hết lá trơ cành.

Biện pháp phòng trừ:

Nên phun càng sớm càng tốt khi thấy xuất hiện rầy xanh không để khi rầy đã lớn thành rầy nâu thì khó tiêu diệt. Phun 2 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày, nếu vườn đang có rầy triền miên mà lâu nay chưa từng trừ dứt điểm thì phun 2 lần liên tục cách nhau 5 ngày. Nếu đọt non ra rộ thì chỉ cần phun 2 lần cách nhau 1 tuần là đủ còn đọt ra không đồng đều thì phun định kỳ 1 tuần 1 lần, có thể phun 3 -4 lần.

Sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật được khuyến cáo trên thị trường như các thuốc có hoạt chất Acetamiprid, Buprofezin, Thiamethoxam, Imidacloprid, Isoprocarb,…

 

 

 

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL
Tiếp cận thông tin
Tuyển dụng
Thông tin trợ giúp DN NVV
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Tài liệu Tiếp xúc cử tri Thông báo
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC