Theo nhận định của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, hiện tượng ENSO đang chuyển dần sang trạng thái La Nina ảnh hưởng đến thời tiết của tỉnh Khánh Hòa, mùa mưa kéo dài đến những tháng cuối năm 2020. Tổng lượng mưa ở các nơi ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 10-30%. Nhiệt độ trung bình thấp hơn so với TBNN cùng kỳ từ 0,5-10C. Mực nước các sông cao hơn năm 2019 và ở mức tương đương TBNN. Căn cứ tình hình thời tiết khí hậu, đặc điểm đất đai thổ nhưỡng trên địa bàn huyện Khánh Sơn và chuẩn bị cho việc triển khai sản xuất nông nghiệp năm 2021. Để chủ động chỉ đạo xuất có hiệu quả và hạn chế những thiệt hại do thời tiết bất lợi gây ra. UBND huyện Khánh Sơn hướng dẫn thời vụ cho sản xuất năm 2021 như sau:
- Rà soát, khoanh vùng sản xuất và chuyển đổi cây trồng mùa vụ
Các xã, thị trấn cần rà soát diện tích diện tích gieo trồng lúa các vụ trong năm, chủ động cân đối nguồn nước tưới, khoanh vùng sản xuất, sản xuất tập trung theo từng vùng, vùng chuyển đổi cây trồng để có các giải pháp tập trung chỉ đạo:
- Vùng chủ động và an toàn về nguồn nước cần tiến hành gieo sạ tập trung, áp dụng các biện pháp thâm canh cao;
- Vùng ngập nước trong mùa mưa của vụ Đông xuân, cần theo dõi diễn biến thời tiết, bố trí lịch xuống giống sau 23/10 (âm lịch), khi có thời tiết tốt, mặt ruộng rút hết nước, sử dụng giống lúa ngắn ngày;
- Vùng có nguy cơ thiếu nước vụ hè thu, cần xây dựng phương án chống hạn để chủ động khai thác sử dụng nguồn nước thiết kiệm hiệu quả; hạn chế đến mức thấp nhất do hạn hán gây ra;
- Vùng có thể chuyển đổi từ đất lúa sang cây trồng cạn ngắn ngày khác và cây lâu năm, các địa phương căn cứ kế hoạch chuyển đổi cây trồng, hướng dẫn nông dân hợp tác chuyển đổi cây trồng có hiệu quả kinh tế cao; việc chuyển đổi từ đất lúa sang cây hàng năm và cây lâu năm cần thực hiện theo điều 13 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
2. Khuyến khích luân canh, xen vụ với cây trồng cạn ngắn ngày trên đất trồng lúa chủ động tưới tiêu:
- Lúa Đông Xuân sớm - Bắp, rau, đậu các loại xuân hè – lúa hè thu.
- Lúa Đông xuân sớm - Lúa xuân hè - Bắp, rau, đậu các loại hè thu.
3. Bố trí lịch thời vụ hợp lý để tránh các yếu tố bất thuận thời tiết và sâu bệnh:
a) Lịch thời vụ gieo sạ lúa năm 2021 cụ thể như sau:
Vụ sản xuất
|
Thời gian gieo sạ
|
Thời gian trỗ bông
|
Thời gian
thu hoạch
|
- Lúa Đông xuân
|
|
|
|
+ Giống ngắn ngày: Thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày
|
Từ 15/12/2020 đến 30/12/2021
|
Từ 21/2 đến 08/3/2021
|
Từ 21/3 đến 08/4/2021
|
+ Giống trung ngày: Thời gian sinh trưởng trên 100 ngày
|
Từ 10/12/2020 đến 15/12/2020
|
Từ 23/2 đến 28/2/2021
|
Từ 23/3 đến 28/3/2021
|
- Lúa Hè Thu:
|
|
|
|
Giống ngắn: Thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày
|
Trà 1: Từ 25/4
Đến 30/5/2021
|
Từ 25/6
Đến 5/7/2021
|
Từ 25/7
Đến 5/8/2021
|
Trà 2: Từ 25/5
Đến 5/6/2021
|
Từ 30/7
Đến 10/8/2021
|
Từ 30/8
Đến 10/9/2021
|
- Lúa mùa trên đất 1 vụ
|
Từ 05/10
đến 15/10/2021
|
Từ 15/12 đến 25/12/2021
|
Từ 15/01 đến
25/01/2022
|
Các vấn đề cần lưu ý khi bố trí thời vụ:
- Trên một cánh đồng cần bố trí cơ cấu giống lúa với tỷ lệ hợp lý, mỗi giống lúa không quá 30% diện tích, chỉ đạo gieo sạ tập trung để tránh các đợt cao điểm phát sinh sâu bệnh hại và dễ điều tiết nước tưới.
- Những vùng không chủ động nước tưới (dựa vào nước trời) tùy theo điều kiện cụ thể mỗi vùng để bố gieo sạ phù hợp, tận dụng nguồn nước sau mùa mưa; vùng trũng tùy theo điều kiện cụ thể, nước rút đến đâu gieo sạ đến đó.
- Đối với vụ Hè thu có thể gieo sạ lúa tập trung từ 10/5 đến 25/5 ở vùng chủ động nước.
- Cây màu và chất bột có củ:
Tập trung gieo trồng từ tháng 5-6 khi mưa giông đều, đất đủ ẩm.
- Cây rau màu và cây hàng năm khác:
Bố trí gieo trồng vụ Đông xuân khi mưa lũ chấm dứt, đề phòng ngập úng và lũ quét, nhất là những diện tích sản xuất ven sông suối.
3. Về cơ cấu giống:
a) Lúa:
- Vụ Đông xuân:
+ Giống chủ lực: ML48, ML202, ML48, ML214, OM4900.
+ Giống bổ sung: TH41, TH6; OM7347, OM6976., VD20.
- Vụ Hè thu:
+ Giống chủ lực: ML48, ML202, ML214, OM4900.
+ Giống bổ sung: TH41, TH6; OM7347, OM6976.
- Vụ mùa: Giống lúa cạn địa phương.
* Một số giải pháp kỹ thuật gieo sạ lúa.
- Các xã, thị trấn vận động bà con nông dân vệ sinh đồng ruộng, tu bổ, nạo vét kênh, triển khai làm đất sớm như: cày phơi ải ở vụ hè thu, bón vôi cải tạo đất đối với những chân ruộng bị chua, phèn; tổ chức cho nông dân ra quân diệt chuột đồng loạt, áp dụng tổng hợp các biện pháp thủ công, sinh học và hóa học.
- Khuyến cáo, vận động nông dân sử dụng các giống lúa cấp xác nhận, lượng giống sử dụng mức 100 – 120 kg/ha; áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), không phun thuốc trừ sâu cho lúa trước 45 ngày nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.
- Tăng cường sử dụng giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày, giống lúa thuần năng suất cao, chất lượng tốt, khánh sâu bệnh, chịu hạn để rút ngắn thời vụ, tránh thiên tai do hạn hán, lũ lụt, tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích; nhất là ở những chân ruộng sản xuất 3 vụ/năm.
- Cần gieo sạ tập trung, đồng loạt theo từng khu vực, từng cánh đồng để rút ngắn thời gian gieo sạ và tiết kiệm lượng nước tưới.
b) Cây màu và cây hàng năm khắc:
Vùng chuyển đổi cây trồng, luân canh tăng vụ, sản xuất cây trồng cạn ngắn ngày, hướng dẫn cho nông dân chọn sử dụng giống:
- Đậu xanh: HL89-E3, ĐX208,
- Đậu phộng: L14, LDH01,HL2;
- Bắp lai: LVN61, LVN10 và một số giống bắp nếp: VN2,VN6, nếp lai 556.
4. Đối với cây mía tím
- Nên xuống giống sớm (khoảng tháng 7 hoặc tháng 8) để kịp thời vụ thu trước đầu mùa mưa, tốt nhất thu hoạch vào khoảng từ tháng 6-8/2018 đảm bảo ổn định giá cả đầu mùa vụ.
- Theo dõi tình hình sâu bệnh trong thời gian cây đang sinh trưởng phát triển, đặc biệt là sâu đục thân gây hại trên thân cây mía, vận động bà con tiến hành chuẩn bị phòng bệnh ngay khi xuống giống, nhằm hạn chế sâu hại ở mức độ thấp nhất, đảm bảo cho cây phát triển kịp thời vụ tăng thu nhập cho người dân.
5. Các loại cây ăn quả :
- Tập trung trồng vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 6-7)đảm cây giống đúng tiêu chuẩn quy định và có nguồn gốc rõ ràng.
- Đối với cây Sầu riêng chăm sóc sau thu hoạch: Tỉa cành tạo tán, tỉa bỏ những loại cành ốm yếu, cành sâu bệnh, bón phân cân đối hợp lý, phục hồi sau thu hoạch..
- Đối với cây trồng mới cần phải bón lót phân chuồng hoai mục, rãi vôi, theo dõi sâu bệnh, tưới nước, bón phân cân đối, hợp lý, không để ngập úng.
- Đối với cây ăn quả khắc như : Cây quýt đường, bưởi da xanh, măng cụt… cần phải chăm sóc, theo dõi diễn biến sâu bệnh hại. Đặc biệt là cây bưởi da xanh cần phải phun thuốc theo định kỳ (15 ngày/ lần), nhằm hạn chế sâu ăn lá non, như sâu vẽ bùa gây hại làm cho cây chậm phát triển. Đẩy mạnh vận động bà con chuyển đổi diện tích lúa nước kém hiệu quả chuyển đổi sang cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân.
6. Đối với cây công nghiệp
- Cây cà phê thu hoạch xong cần phải tỉa cành, tạo tán, tỉa những cành sâu bệnh, cành ốm yếu, không co khả năng ra trái, làm bồn, tưới nước bón phân sau thu hoạch cân đối hợp lý.
- Theo dõi diện tích cà phê già cũi vận động bà con chuyển đổi cây trồng có năng xuất và giá trị kinh tế cao hơn.
- Trên cây tiêu theo dõi tình hình dịch bệnh như bệnh chết nhanh, chết chậm gây hại, cần loại bỏ ngay những cây đã bệnh, trị dứt điểm không để lây lang qua cây xung quanh vườn, mang đi tiêu hủy.
Trên cơ sở nguồn nước hiện có, và kế hoạch, lịch thời vụ các loại cây trồng. Phòng Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các xã, thị trấn vận động bà con gieo trồng đúng thời vụ, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, chỉ đạo quản lý, cơ cấu giống phù hợp, hướng dẫn bà con các biện pháp kỹ thuật thâm canh, lựa chọn cây giống, phân bón, thuốc BVTV đảm bảo chất lượng, nguồn gốc, chứng nhận theo quy định của pháp luật để cung cấp cho người dân. Đồng thời, chủ động chuyển đổi những diện tích lúa không chủ động nước tưới sang các cây trồng cạn sử dụng ít nước tưới, đạt hiệu quả./.