TƯỚI NƯỚC CHO VƯỜN SẦU RIÊNG

Đọc tin

Trong điều kiện diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiện tượng hạn hán cục bộ đã gây thiệt hại lớn cho người nông dân.Để khắc phục hiện tượng thiếu nước tưới và quản lý hiệu quả nguồn nước tưới thì phương pháp tưới nước tiết kiệm (tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa tại gốc) nên được khuyến cáo để người nông dân áp dụng.

Nguyên lý tưới nước nhỏ giọt là nước được dẫn bằng các ống chuyên dụng và tưới trực tiếp vào gốc cây, giảm thiểu lượng nước thất thoát do thẩm thấu và bay hơi. Chính vì thế có thể tiết kiệm trên 30% lượng nước tưới cho cây trồng so với phương pháp truyền thống. Do nước được cung cấp trực tiếp đến phần rễ cây nên khi bón phân cho cây thì chất dinh dưỡng được cấp dễ dàng và đều đặn đến vùng hoạt động của bộ rễ thông qua nước tưới. Trong mùa khô, để chủ động nước tưới thì cần phải dự trữ nước ngọt bằng nhiều cách như trữ nước trong ao, hồ, mương hoặc dự trữ nước trong những túi nilong dày.

Tưới tiết kiệm được cải tiến từ công nghệ tưới nhỏ giọt của nước ngoài đồng thời kế thừa công nghệ tưới tiết kiệm cho cây ăn trái vùng Đông Nam Bộ, Ninh Thuận.

Ưu điểm của hệ thống tưới tiết kiệm (phun mưa tại gốc):

+ Tiết kiệm công lao động;

+ Lắp đặt đơn giản, vật liệu sản xuất trong nước với giá rẻ và có nhiều lựa chọn (trung bình 1 hệ thống khoảng 20 – 50 triệu đồng/ha tùy vật liệu).

+ Lưu lượng nước tại mỗi vòi phun cao, 60 – 80 lít/giờ/gốc, thời gian tưới lần đầu chỉ cần khoảng 4 – 5 giờ.

+ Kết hợp bón phân qua nước cho phép cung cấp dinh dưỡng đều và chủ động. Tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm suy thoái và ô nhiễm môi trường.

- Hạn chế của hệ thống:

+ Không có bộ phận điều áp giữa các vòi phun trên cùng 1 đường ống nhánh (chiều dài mỗi đường ống nhánh không quá 20m).

+ Hệ thống đường ống được lắp đặt cố định trên vườn cây nên khó khăn trong công tác bảo vệ.

+ Chu kỳ tưới ngắn, khoảng 10 ngày, nên chỉ thuận tiện đối với hệ thống bơm vận hành bằng điện.

Cây sầu riêng cần lượng nước và thời gian tưới như sau:

+ Giai đoạn cây con (kiến thiết cơ bản): cần tưới nước để giúp cây khỏe, nhanh cho trái.

STT

Giai đoạn sinh trưởng

Chế độ tưới

Thời điểm tưới

Mức tưới

Thời gian giữa hai lần tưới (ngày/lần)

Số lần tưới (lần)

(lít/gốc/lần)

(m3/ha/lần)

1

Kiến thiết cơ bản

Tháng 1

25 -30

5,0 – 6,0

7 ngày đầu tưới 1 lần/ngày, sau đó duy trì khoảng 1 – 2 ngày/lần

25 – 30

2

Tháng 2 đến tháng 4

25 - 30

5,0 – 6,0

1 – 2 ngày tưới một lần

25 – 30

3

Tháng 5 đến tháng 9

20 - 25

4,0 – 5,0

Không có mưa: 1 – 2 ngày tưới 1 lần; có mưa: 3 – 4 ngày tưới 1 lần

20 - 25

4

Tháng 10 đến tháng 12

25 - 30

5,0 – 6,0

1 – 2 ngày tưới một lần

25 - 30

Tổng trung bình cả năm (đã làm tròn)

 

1.300 – 1.900

 

275 - 335

+ Giai đoạn cây mang quả ( Giai đoạn kinh doanh): cây sầu riêng thời gian xử lý cho cây ra mắt cua cần siết nước tạo khô hạn; khi bắt đầu tưới lại thì chỉ tưới sương nhẹ mặt đất, sau đó qua mỗi lần tưới tăng lượng nước tưới dần lên. Tưới đều 3 – 4 ngày 1 lần tưới để giữ độ ẩm.Chế độ tưới cần phụ thuộc vào loại đất và điều kiện khí hậu, thời tiết của từng vùng, trong đó tổng lượng nước tưới toàn vụ dao động trong khoảng 1800 – 3000 m3/ha.

Khuyến cáo chế độ tưới cho cây sầu riêng ở thời kỳ kinh doanh như sau:

STT

Các bước

Liều lượng, phương pháp tưới

1

1 tuần sau cắt cành tỉa tán và bón phân lần 1

Tưới 30 – 40 lít/cây với khoảng cách 3 ngày/lần kết hợp tủ gốc

2

Bón phân lần 2 khi cơi đọt 2 được 4 – 5 tuần tuổi

Tưới 30 – 40 lít/cây với khoảng cách 3 ngày/lần kết hợp tủ gốc

3

Cơi đọt 2 được 8 – 9 tuần tuổi thì tiến hành tạo khô hạn

Không tưới

4

Khi cây ra hoa được 0,5cm

Tưới 10 lít/ cây, tưới ngày cách ngày và lượng nước tưới tăng dần đến khi hoa phát triển tốt.

5

Trước khi xổ nhụy

Tưới 30 – 40 lít/cây với khoảng 3 ngày/lần

6

Tăng đậu quả non

Tưới 30 – 40 lít/cây với khoảng 3 ngày/lần

Tưới nước cho cây sầu riêng thì nguồn nước tưới phải bảo đảm sạch, hệ thống tưới phải có bộ lọc nước tránh tắc vòi tưới. Bà con nên đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt: có bộ lọc thích hợp, có hệ thống điều áp và có khả năng tự làm sạch cho dây nhỏ giọt. Nên sử dụng béc phun mưa tại gốc, có thiết bị điều áp, có định lượng. Nếu tưới thủ công cần xác định lượng nước tưới trong một đơi vị thời gian để cung cấp những lượng nước theo nhu cầu của cây để hạn chế nước thấm qua khỏi vùng rễ cây gây lãng phí nước.

Tủ gốc giữ ẩm cho cây sầu riêng có thể sử dụng rơm hoặc cỏ khô phủ kiến mô đất 1 lớp dày 10 – 20 cm, cách gốc 10 – 50 cm tùy theo cây lớn hay nhỏ. Gốc cây sầu riêng khô ráo sẽ làm giảm cơ hội nấm bệnh tấn công./.

NTNHUNG – TT&BVTVKS

 

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL
Tuyển dụng
Thông tin trợ giúp DN NVV
Tiếp cận thông tin
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Thông báo
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC