HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG TRONG MÙA MƯA

Đọc tin

              Hiện nay, thời tiết thường xảy ra mưa nhiều, mưa kéo dài nhiều gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng.

Các vườn sầu riêng đều bị ảnh hưởng và thiết hại khác nhau do hiện tượng đất bị đóng váng bề mặt do nước mưa xói mòn, hòa tan các hạt sét nhỏ và phủ kín các khoảng đất trống trên bề mặt đất hoặc do lớp phù sa bồi kín mặt đất làm đất không còn thoáng khí; đất ngập nước không còn đủ ôxy cung cấp cho rễ hô hấp (chỉ sau 24-48 giờ) đất trở nên dư thừa nước và rễ rất dễ bị hủy hoại. Do khả năng thoát lũ kém, mực nước trong các mương vườn thường rất cao (hiện tượng úng cục bộ hay từng phần) làm hạn chế và hủy hoại hệ thống rễ mọc sâu dưới tầng đất mặt. Vì vậy, đất bị thiếu ôxy đồng thời bị ngộ độc CO2 cùng các chất độc khác làm rễ bị nghẹt và sau đó bị thối. Các loại nấm bệnh đất chủ yếu là Fusarium và Phytopthora dễ dàng tấn công và gây hại cho cây sầu riêng làm cho lá bị vàng và rụng, đặc biệt sau khi nước rút trời nắng lên.

          Khả năng chịu ngập úng của cây sầu riêng thay đổi tùy thuộc vào tuổi cây, tình trạng cây và biện pháp canh tác. Đối với tuổi cây, cây ở giai đoạn kiến thiết cơ bản chịu ngập kém hơn cây kinh doanh. Đối với tình trạng cây, cây đang phát triển sinh khối như ra đọt non, phát triển rễ tơ, ra hoa hay mang quả,… phải tiêu tốn nhiều năng lượng dự trữ nên khả năng chịu ngập úng kém hơn.  Đối với biện pháp canh tác, trong khoảng một tháng trước khi bị ngập úng hay mưa dầm, nhà vườn bón thừa đạm hay lân sẽ làm giảm khả năng chịu đựng của cây. Để hạn chế thiệt hại do việc ngập úng gây ra, bà bon cần xử lý vườn cây trước mùa mưa, tiêu nước tốt trong mùa mưa và phục hồi vườn cây sau ngập úng.

 

          1.Trước mùa mưa lũ:

          -Tôn cao đất liếp, gia cố đê bao chắc chắn;

          - Dùng cuốc ba răng xới mặt liếp cho xốp sau đó rải phân nhằm giúp phân bón tiếp cận cây trồng dễ dàng hơn;

          - Tu sửa hệ thống thoát nước, chuẩn bị máy bơm sẵn sàng chống úng;

          - Hạn chế đi lại trong vườn làm đất bị dí chặt ảnh hưởng đến bộ rễ và khả nưng phục hồi của cây sau khi nước rút;

          - Không bón nhiều phân đạm;

          - Không bón phân hữu cơ chưa hoai mục cho vườn cây vì phân hữu cơ chưa hoai mục sẽ làm tiêu hao nhiều oxy và khi đất bị ngập úng thì rễ cây sẽ không đủ oxy để hô hấp;

          - Cần bón thêm vôi để giảm mầm bệnh trong đất.

          2. Phục hồi vườn sau ngập úng:

             - Đào rãnh để thoạt nước nhành;

          - Thu gom tất cả lá cây, cỏ rác trong vườn kết hợp tỉa bỏ các cành gần mặt đất để vườn cây thông thoáng;

          - Sau khi nước rút, phá váng mặt nước để cho đất thông thoáng, giảm tình trạng ngợt rễ;

          - Cắt tỉa những cành bị gãy do gió và cắt tỉa các cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao dinh dưỡng, riêng cây mới trồng thì cần khơi lại những cây bị lồi, lấp;

         - Cung cấp dinh dưỡng cho cây: Bón phân lân nhằm kích thích bộ rễ phát triển, hồi phục lại tốt hơn. Đồng thời sử dụng các loại phân bón lá phun lên thân lá để cây tăng sức đề kháng, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn (không sử dụng phân bón lá có thành phần nhiều đạm). Bón phân cân đối, đặc biệt là kali, không nên bón phân đạm làm cây ra nhiều chồi non. Khi cây phục hồi cần tăng cường bón phân hữu cơ và sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma để tăng độ phì nhiêu của đất.

          - Phòng trừ sâu bệnh: Mưa lớn kéo dài là điều kiện thuận lợi để nấm và vi khuẩn gây bệnh tấn công. Vì vậy, sau khi mưa kết thúc, thân lá cây không còn đọng nước nên phun thuốc phòng bệnh cho cây sầu riêng, đặc biệt chú ý các loại nấm bệnh gây hại nặng là nấm Phytopthora và Fusarium, có thể sử dụng các loại thuốc như Aliette 80WP, Ridomil Gold 68WG, Agri-Fos 400SL, Insuran 50WWG,… để phun lên thôn lá và cùng rễ cây sầu riêng./.

Nguồn từ Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Khánh Sơn

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL
Tuyển dụng
Thông tin trợ giúp DN NVV
Tiếp cận thông tin
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Thông báo
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC