KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT NUÔI NĂM 2025

Đọc tin

Để chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho động vật; xử lý kịp thời ổ dịch khi mới phát sinh, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các loại dịch bệnh, hạn chế tối đa thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra đối với gia súc, gia cầm, góp phần phát triển sản xuất chăn nuôi ổn định, bền vững và hiệu quả; đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái trên địa bàn huyện. UBND huyện ban hành Kế hoạch số 570/KH-UBND ngày 13/02/2025 về phòng, chống dịch bệnh động vật nuôi năm 2025.

          Theo đó, thời gian tiêm phòng chia làm 02 đợt chính trong năm:  Đợt 1 từ tháng 3 – tháng 5; Đợt 2 từ tháng 9 – tháng 11, đối với các bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò, Lở mồm long móng trâu, bò; Dịch tả lợn cổ điển. Tiêm phòng 01 đợt chính trong năm đối với bệnh Dại động vật từ tháng 4 đến tháng 6; Viêm da nổi cục trâu, bò từ tháng 9 đến tháng 11. Trong các tháng còn lại trong năm, tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc chưa tiêm phòng đợt tiêm chính, đàn nuôi mới hoặc vật nuôi đã hết thời hạn bảo hộ miễn dịch. Liều lượng, đường tiêm, lứa tuổi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin.

          Huyện Khánh Sơn được nguồn kinh phí cấp tỉnh hỗ trợ vắc xin, vật tư tiêm phòng cho các đối tượng như sau: Tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng trâu, bò cho hộ/cơ sở chăn nuôi trâu bò có quy mô đàn dưới 10 con; Tiêm phòng vắc xin Viêm da nổi cục trâu, bò cho hộ/cơ sở chăn nuôi trâu bò có quy mô đàn dưới 10 con;  Tiêm phòng vắc xin Dại động vật cho đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn các xã thị trấn.

Đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bắt buộc phải tiêm phòng, UBND cấp xã yêu cầu cơ sở chăn nuôi tự túc chi trả kinh phí mua vắc xin và tự tổ chức tiêm phòng, đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng tối thiếu đạt 80% tổng đàn.  Các cơ sở chăn nuôi tự tổ chức tiêm phòng, lập hồ sơ theo dõi thời gian, chủng loại vắc xin, quy trình tiêm phòng hoặc giấy chứng nhận tiêm phòng (nếu có). Đối với các cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại chủ động tổ chức tiêm phòng, thông báo lịch tiêm phòng để Trạm Chăn nuôi và Thú y kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện theo quy định. Đối với bệnh tụ huyết trùng trâu, bò và bệnh Dịch tả lợn cổ điển năm 2025 kinh phí tỉnh không hỗ trợ nên người chăn nuôi phải tự bỏ kinh phí để tiêm phòng, tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu 80% tổng đàn.

Khi có dịch bệnh động vật nuôi xảy ra UBND các xã, thị trấn nhanh chóng triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch tổ chức chống dịch trong vùng có dịch, vùng bị uy hiếp theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Căn cứ vào mức độ, quy mô ổ dịch Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Trạm Chăn nuôi và thú y tham mưu UBND huyện báo cáo và đề nghị sử dụng vắc xin, hóa chất dự trữ chống dịch bệnh động vật theo quy định.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch, UBND huyện giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND huyện chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn huyện. Chủ trì, phối hợp với phòng, ban, cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn huyện. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức thống kê cơ sở chăn nuôi, hướng dẫn người chăn nuôi gia súc, gia cầm thuộc địa bàn quản lý kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại 12 Điều 54, Luật Chăn nuôi ngày 19/11/2018 và Điều 4, Thông tư số 23/2019/TTBNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi; Tổ chức, tuyên truyền đến tận người chăn nuôi về kế hoạch tiêm phòng, thời gian tiêm phòng, địa điểm tiêm phòng...; triển khai tiêm phòng triệt để theo quy định, kiên quyết xử lý các trường hợp không chấp hành quy định tiêm phòng bắt buộc cho vật nuôi; chỉ đạo cho từng thôn tập trung gia súc về địa điểm quy định để tiêm phòng; đồng thời giám sát, phát hiện sớm các dịch bệnh nguy hiểm ở động vật xảy ra trên địa bàn và phối hợp với các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế lây lan trên diện rộng và khống chế được dịch bệnh trong thời gian ngắn nhất. Xử lý nghiêm theo thẩm quyền các chủ cơ sở chăn nuôi không tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh ở động vật.

Đối với các cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc gia cầm chấp hành nghiêm kế hoạch phòng chống dịch bệnh ở động vật nuôi của địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thực hiện có hiệu quả. Chi trả các chi phí liên quan đến xét nghiệm mẫu, giám sát bệnh định kỳ và các chi phí khác ngoài kinh phí đã được tỉnh, huyện, xã hỗ trợ. Thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi. Theo dõi, báo cáo kịp thời với cán bộ thôn, xóm và thú y cơ sở những diễn biến bất thường xảy ra đối với gia súc, gia cầm. Những cơ sở, hộ chăn nuôi không chấp hành quy định về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; về tiêm phòng vắc xin phòng các loại bệnh theo quy định sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước khi có dịch bệnh xảy ra.

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới CHUYỂN ĐỔI SỐ
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL
Tuyển dụng
Tiếp cận thông tin
Thông tin trợ giúp DN NVV
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
ĐẤU THẦU
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Thông báo
Cải cách hành chính
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
AI_congdan
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC