TÌNH HÌNH CHĂM SÓC VƯỜN CÂY ĂN QUẢ SAU MƯA, LŨ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHÁNH SƠN

Đọc tin

Trong tháng vừa qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao nên trên địa bàn Huyện Khánh Sơn đã có mưa to, có nơi mưa rất to, kéo dài nhiều ngày đã ảnh hưởng đến đời sống cũng như việc sản xuất nông nghiệp của người dân.

Nhằm khôi phục lại, không để vườn bị thiệt hại do ngập úng, bà con đào mương để nước rút nhanh ra khỏi vườn cây, khơi thông rãnh thoát nước không để ngập úng gây ảnh hưởng đến bộ rễ của cây. Sau mưa lũ, tranh thủ trời nắng lên, khi nước trên lá cây đã khô, đất trên vườn se lại, bà con trên địa bàn toàn Huyện tranh thủ thu gom tàn dư thực vật trong vườn, phá váng mặt đất, rửa sạch bùn đất dính trên thân, lá, cành cây. Đồng thời để giúp bộ rễ nhanh chóng phục hồi thì bà con đã cung cấp dinh dưỡng cho vườn cây bằng cách bón phân lân nung chảy hay các sản phẩm siêu ra rễ, sử dụng thêm các loại phân bón lá phun lên thân lá để cây tăng sức đề kháng và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Sau ngập úng thì sâu bệnh đáng lo ngại nhất trên vườn cây ăn quả là bệnh vàng lá thối rễ. Nguyên nhân của bệnh vàng lá thối rễ là do các loài nấm Phytopthora sp., Fusarium sp., Pythium ultimum, Rhizoctonia solani,… gây ra. Các loài nấm này tồn tại sẵn ở trong đất và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công vào rễ như thời tiết mưa to, mưa nhiều ngày, hệ thống thoát nước trên vườn không tốt gây ngập úng làm tổn thương rễ. Hoặc tuyến trùng gây tổn thương rễ, hút nhựa, sinh sản trong rễ cũng là cửa ngõ cho nấm xâm nhập và gây thối rễ. Đất trồng bị ngộ độc phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, thiếu phân hữu cơ khiến đất bị chua, pH thấp <5 là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Bệnh gây hại nhẹ là cây ra đọt non chậm hoặc không ra đọt, lá vàng, chóp lá bị cháy. Ban đầu chỉ là một vài cành, sau đó lan ra vàng toàn bộ cây. Khi bệnh nặng cả cây bị vàng lá và rụng nhiều, cây còi cọc, các nhánh non đầu cành bị rụng hết lá và khô chết. Biểu hiện ở rễ là khi xới lớp đất mặt sẽ thấy phần rễ mềm bị thối có màu nâu, vỏ rễ bị tuột ra khỏi phần lõi. Những cây bệnh nặng rễ cái bị thối đen. Khi rễ bị thối thì sẽ mất khả năng trao đổi oxy, mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng khiến cây không phát triển được.

Đối với vườn bị vàng lá thối rễ thì bà con đã làm theo hướng dẫn: Những cây bị nặng không có khả năng phục hồi, cây chết khô cần phải tiến hành loại bỏ ra khỏi vườn, xử lý đất trồng, vun mô, đánh rãnh thoát nước không cho ngập úng trong mùa mưa, trồng lại cây mới phải sử dụng giống sạch bệnh, bón lót phân chuồng, phân hữu cơ và vôi vào hố trước khi trồng. Còn đối với những cây phát hiện sớm triệu chứng thì nên tiến hành xử lý nấm bệnh bằng cách tưới các sản phẩm trừ nấm có hoạt chất Mancozeb, Metalaxyl, Fosetyl aluminium, Famoxadone…Nếu bệnh chưa có biểu hiện ngừng thì cần tưới lần 2 cách lần 1 khoảng 7 - 10 ngày. Sau khi xử lý trừ nấm khoảng 5 -7 ngày cần xử lý các sản phẩm acid humic giúp cây nhanh chóng ra rễ non.

Bà con cũng phòng bệnh bằng cách bổ sung phân chuồng đã ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma. Mỗi gốc nên rải đều khoảng 15 – 20kg phân chuồng tùy theo tuổi cây và độ rộng của tán. Rải vòng quanh tán cây, cách gốc khoảng 40 – 50cm. Đồng thời vào đầu, giữa và cuối mùa mưa nên tưới các sản phẩm trừ nấm bệnh và tuyến trùng xung quanh gốc để phòng trị./.

Nguyễn Thị Nhung – Trạm TT&BVTV Khánh Sơn

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL
Tiếp cận thông tin
Tuyển dụng
Thông tin trợ giúp DN NVV
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Tài liệu Tiếp xúc cử tri Thông báo
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC