CHĂM SÓC CÀ PHÊ VÀO MÙA MƯA

Đọc tin

Mùa mưa là giai đoạn quả cà phê bắt đầu tăng nhanh về kích thước đồng thời cành chồi cũng có sự tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là giai đoạn mà cà phê dễ gặp phải các vấn đề làm giảm năng suất như rụng trái non, khô quả, nấm bệnh, … Nếu bà con nông dân không chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật thì vườn cà phê sẽ bị thất thu, năng suất thấp, lợi nhuận không cao.

Đầu tiên bà con cần vệ sinh vườn bằng cách cắt tỉa cành, tạo tán, tỉa bỏ những cành già, cành sát mặt đất, cành ốm yếu, mọc thành chùm, đặc biệt là những cành sâu bệnh,… nhằm tạo sự thông thoáng để cây tập trung ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng cho những cành khỏe mạnh, trái phát triển tốt.

Tiếp theo là phải dọn cỏ bồn, phát cỏ băng. Việc phát cỏ sẽ giúp bà con giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa cỏ và cà phê khi bón phân.

Cung cấp dinh dưỡng giai đoạn này cũng vô cùng quan trọng: Bà con nông dân thường có tâm lý bón thừa còn hơn bón thiếu nên khi trái chưa đủ lớn mà bón thừa đạm khi mưa xuống, cây hấp thụ mạnh lượng đạm sẽ làm cho trái bị rụng nhiều. Để giảm hiện tượng rụng trái bà con chỉ nên bón tăng đạm vào đầu mùa mưa vào cuối mùa mưa phải giảm lượng đạm tăng kali và phân lân. Rễ cà phê là loại rễ chùm nằm ở độ sâu từ 0 – 20cm nên khi bón phân cần lưu ý không bón quá sâu vì cây sẽ không hấp thụ được cũng không bón quá nông vì phân sẽ bị thất thoát do bay hơi hoặc rửa trôi tạo ra sự lãng phí không cần thiết. Bà con nên cào nhẹ lớp đất ẩm trên bồn cà phê, rải phân thật đều rồi phủ đất và lá lên trên. Tùy thuộc vào nhu cầu của cây cà phê mà bà con có thể bón phân đơn hoặc phân hỗn hợp nhưng cần phải đảm bảo phân bón có hàm lượng dinh dưỡng cân đối nên tăng cường bón phân hữu cơ và có bổ sung hợp lý các chất trung vi lượng giúp cây hấp thu tốt, trái to, nhân chắc.

Biện pháp quản lý sâu bệnh gây hại: Mùa mưa các sâu bệnh gây hại chủ yếu là bệnh rỉ sắt, khô cành, khô quả, nấm hồng, rệp vảy xanh, rệp sáp, mọt đục quả,…

Bệnh rỉ sắt hại cây cà phê

Bệnh rỉ sắt: vết bệnh thường xuất hiện trên lá non và lá trưởng thành. Ban đầu trên phiến lá thường xuất hiện những điểm màu trắng đục hay những chấm vàng nhạt có kích thước nhỏ từ 0,2 – 0,5mm. Sau đó vết bệnh lớn dần tới 5-8mm. Vết bệnh phổ biến có dạng tròn, hay bầu dục, đôi khi có một vài vết liên kết nhau thành dạng vô định hình.

Biện pháp phòng trừ: Phun một trong các loại thuốc có hoạt chất như Azoxystrobin, Difenoconazole, Tebuconazole, Cuprous oxide, Propiconazole,… Khi phun thuốc phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Phun kỹ vào mặt dưới của lá

+ Thời điểm phun lần đầu khi cây có 10% lá bệnh (thường xảy ra sau khi bắt đầu mùa mưa 2-3 tháng), phun 2-3 lần cách nhau 1 tháng.

+ Hàng năm phải tiến hành phun thuốc vì thuốc chỉ có tác dụng phòng trừ bệnh trong năm và chỉ phun cho những cây bị bệnh.

Ngoài ra, để có thể loại bỏ hẳn các cây bị bệnh, dùng phương pháp ghép chồi thay thế. Cưa các cây bị bệnh gỉ sắt nặng, sau đó ghép các dòng cà phê vối chọn lọc có khả năng chống chịu gỉ sắt vào.

Bệnh khô cành, khô quả: khi bệnh tấn công vào cuống quả sẽ làm cho quả bị khô. Nếu thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển như thời tiết nắng nóng kết hợp với những trận mưa lớn kéo dài, thì vết bệnh sẽ phát triển rộng dần, khi vết bệnh lan rộng khắp chu vi của cành thì sẽ làm phần cành phía trên bị chết, toàn bộ quả sẽ bị khô, rụng.

Biện pháp phòng trừ:

+ Trồng cây che bóng hợp lý và bón phân cân đối để hạn chế tình trạng cây bị kiệt sức do ra quả quá nhiều. Cắt bỏ các cành bệnh.

+ Có thể dùng một trong các loại thuốc có hoạt chất sau đây để phòng trừ nấm gây khô cành, khô quả: Azoxystrobin, Difenoconazole, Hexaconazole, Copper Hydroxide,…. Phun vào đầu mùa bệnh trên các vườn xuất hiện bệnh. Phun 2-3 lần cách nhau 15 ngày.

Nguyễn Thị Nhung - Trạm TT&BVTV Khánh Sơn

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL Thông tin trợ giúp DN NVV
Tiếp cận thông tin
Tuyển dụng
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Tài liệu Tiếp xúc cử tri Thông báo
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC