CHĂM SÓC SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH

Đọc tin

Trên địa bàn toàn Huyện sầu riêng bước vào mùa vụ chính, có một số giống như sầu riêng Ri6, Chín hóa còn số lượng ít hầu như đã thu hoạch xong. Việc chăm sóc và phục hồi cây sau thu hoạch không phải là đợi khi trái đã cắt xong, thu vét vườn thì mới bắt đầu chăm sóc lại làm như vậy thì tình trạng suy cây kéo dài và để càng lâu thì khó khôi phục lại ảnh hưởng đến mùa vụ sau. Do đó, khi cây vẫn còn mang trái, ngay trong thời điểm thu hoạch thì bà con nên tiến hành chăm dưỡng lại cây. Việc thu hoạch sầu riêng thường không phải chỉ thu 1 lần là xong mà phải thu nhiều lần. Thu 1 lần thường dẫn đến cây bị sốc dễ dẫn đến cây bị suy yếu, nếu nặng sẽ gây chết cây. Bón phân hữu cơ  khoảng 7 – 10 ngày trước khi thu hoạch lần cuối cùng sẽ giúp cây phục hồi, duy trì độ xanh tốt và sức khỏe cho cây. Khi bón phân bà con nên lưu ý tránh tác động đến rễ, khi bón chỉ rải phân trên bề mặt và rải đều vào khu vực 1/3 – 2/3 tán cây.

Sau khi thu hoạch xong, bà con cần tiến hành thu dọn vườn tược, thu gom toàn bộ những trái bị sâu, nấm bệnh, các tàn dư thực vật,… ra khỏi vườn và tiêu hủy  đồng thời cắt bỏ các cành vô hiệu như cành bị sâu bệnh, cành khô, cành tăm ốm yếu, cành thấp gần mặt đất,…

Thực hiện việc xới mô, kích rễ: Nên dùng cuốc hoặc chỉ 3 răng xới xáo đất trong phạm vi 1/2 - 2/3 tán cây trở ra ngoài, tán đến đâu xới đến đó và xới với độ sâu khoảng 5cm – 10 cm lớp đất bề mặt. Mục đích của việc này là làm cho đất được tơi xốp và thông thoáng, bỏ rễ cũ tái tạo rễ mới, giúp cây hấp thụ phân bón tốt hơn.

Xử lý nấm bệnh: Sau khi thu hoạch là thời điểm cây có sức đề kháng kém dễ bị nấm bệnh tấn công và trong thời gian thu hoạch việc di chuyển leo cây cắt trái cũng đã mang mầm bệnh từ dưới đất lên cây hoặc từ cây này sang cây khác và vết cắt ở cuống trái cũng tạo vết thương để nấm bệnh dễ xâm nhập. Vì vậy, bà con cần tiến hành rửa vườn bằng các loại thuốc trừ nấm bệnh gốc đồng, mantaxyl, mancozeb,… Phun thuốc ướt đều toàn bộ cây, đẫm lá, thân, cành, phun kỹ vào các ngách thân, mặt dưới của lá, đồng thời tưới thuốc dưới gốc. Nếu tình trạng cây khỏe, ít nấm bệnh thì xịt 1 lần còn nếu cây bị nặng thì nên xịt 2 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày.

Bón phân: Sau khi xử lý nấm bệnh khoảng 3 – 5 ngày, tiến hành cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng các dòng phân NPK có hàm lượng lân cao nhằm mục đích kích rễ ra mạnh.

Nguyễn Thị Nhung - Trạm TT &BVTV

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL
Tuyển dụng
Thông tin trợ giúp DN NVV
Tiếp cận thông tin
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Thông báo
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC