01/07/2021 06:47
Lượt xem:
212
Theo điều tra một số vườn sầu riêng ở xã Sơn Trung, xã Ba Cụm Bắc nhận thấy tỷ lệ (%) cành, thân bị mọt tấn công và gây hại là khoảng 3% số cành và 10% số thân. Tuy tỷ lệ gây hại tương đối thấp nhưng số cây bị mọt gây hại trên thân, cành có vết đục là đường dẫn cho các loài nấm như Phytopthora sp. xâm nhập và gây ra bệnh nứt thân xì mủ. Có hai loài mọt là Xyleborus similis và Xyleborus fornicatus Coleoptera gây hại phổ biến trên thân và cành sầu riêng. Vòng đời của loài mọt Xyleborus similis kéo dài trên 40 ngày, nhưng chưa biết được số trứng đẻ của một con cái. Đường đục trên cành là do con trưởng thành đục để sống, đẻ trứng và trồng nấm nuôi con. Kích thước của mọt rất nhỏ, màu đem tương tự như các loài mọt thường thấy trên hạt đậu hay gạo. Vì vết đục rất nhỏ nên để dấu hiệu để nhận biết mọt gây hại là vùng vỏ cây bị mọt đục sẽ có màu khác với những vùng còn lại, nếu bị nặng, mọt đục vào lõi sẽ cắt đứt dòng vận chuyển nước và chất dinh dưỡng nên từ vị trí mọt đục trở lên sẽ bị khô cành và có thể bị chết thân, cành.
Biện pháp phòng trừ:
- Thăm vườn thường xuyên phát hiện sớm vết đục của mọt, tiêu diệt con trưởng thành bằng cách giết trực tiếp bằng các dụng cụ nhọn và nhỏ.
- Dùng dao cạo sạch vết bị mọt đục chuyển màu, sau đó quét các thuốc đặc trị sâu mọt có hoạt chất lưu dẫn, xông hơn, tiếp xúc như Fenpropathrin, Fenitrothion, Cypermethrin,… vì lỗ đục nhỏ nên có thể dùng bông gòn tẩm thuốc và nhét vào lỗ mọt đục.
- Nếu chỗ mọt đục đã bị xì mủ thì phải phòng trị bệnh xì mủ ngay.
Nguyễn Thị Nhung - Trạm Trồng trọt và BVTV Khánh Sơn