PHÒNG TRỪ SINH VẬT GÂY HẠI CÂY CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN ĐẦU MÙA MƯA

Đọc tin

Hiện nay trên địa bàn Huyện Khánh Sơn diện tích cà phê không còn nhiều được thay thế bằng các các cây trồng như sầu riêng, bưởi da xanh, măng cụt,… Tuy không mang lại hiệu quả kinh tế cao do giá cả thị trường không ổn định nhưng cà phê vẫn là cây công nghiệp dài ngày dễ trồng và chăm sóc phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở Khánh Sơn, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Hiện nay Cà phê đang ở giai đoạn Nuôi trái. Từ đầu năm đến nay điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê, không có xảy ra hạn hán hay lũ lụt. Biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp, mùa mưa năm nay có thể đến sớm hơn năm trước. Để chăm sóc vườn cà phê giai đoạn đầu mùa mưa được hiệu quả bà con nông dân cần quan tâm đến một số sinh vật gây hại sau:

Rệp vảy xanh (Coccus viridis), rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica):

Các loại rệp này thường tập rtrung trên các bộ phận non của cây như: chồi vượt, cành, lá, quả non,… để chíc hút nhựa làm rụng lá, quả khiến cây bị kiệt sức và có thể gây chết cây. Rệp thường xuất hiện nhiều trên các vườn cà phê kiến thiết cơ bản hơn các vườn cà phê kinh doanh. Biện pháp phòng trừ:

- Làm sạch cỏ trong vườn, cắt bỏ các cành sát mặt đất để hạn chế sự lây lan của rệp thông qua kiến.

- Dùng một trong các loại thuốc trừ rệp chuyên dùng cho cà phê khi mật độ rệp khoảng 10 con/m2.

Mọt đục quả (Stephanoderes hampei):

Mọt gây hại chủ yếu trên các quả xanh già, quả chín trên cây và có khả năng phát triển trong quả khô còn sót trên cây, dưới đất và cả trong cà phê khô trong khô nếu phơi chưa khô, độ ẩm nhân > 13%.

Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh đồng ruộng, thu hoạch kịp thời các uqar chín trên cây và phải nhặt hết các quả khô dưới đất, cũng như các quả còn sót lại trên cây để cắt đứt sự lan truyền của mọt. Bảo quản quả khô hay nhân ở độ ẩm dưới 13% sau thu hoạch.

Bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatrix):

  Phun một trong các loại thuốc có hoạt chất Azoxystrobin, Hexaconazole, Chlorothalonil, Cyproconazole, Difenoconazole… Khi phun thuốc phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phun kỹ vào mặt dưới của lá

- Thời điểm phun lần đầu khi cây có 10% lá bệnh (thường xảy ra sau khi bắt đầu mùa mưa 2-3 tháng), phun 2-3 lần cách nhau 1 tháng.

- Hàng năm phải tiến hành phun thuốc vì thuốc chỉ có tác dụng phòng trừ bệnh trong năm và chỉ phun cho những cây bị bệnh.

Ngoài ra, để có thể loại bỏ hẳn các cây bị bệnh, dùng phương pháp ghép chồi thay thế. Cưa các cây bị bệnh gỉ sắt nặng, sau đó ghép các dòng cà phê vối chọn lọc có khả năng chống chịu gỉ sắt vào.

Bệnh rỉ sắt gây hại trên cây cà phê

Bệnh khô cành, khô quả (Colletotrichum spp.):

Bệnh gây hại cả trên vườn cà phê kiến thiết cơ bản và kinh doanh thời điểm gây hại nặng từ tháng 6 đến tháng 9.

Biện pháp phòng trừ:

+ Bón phân cân đối, đầy đủ phải dựa vào độ phì nhiêu và năng suất của vườn cây để bón hợp lý.

+ Cắt bỏ cành bị bệnh nặng, thu gom và tiêu hủy

+ Cắt cành, tỉa tán tạo độ thông thoáng cho vườn.

+ Khi tỷ lệ bệnh cao có thể sử dụng các loại thuốc thuộc danh mục thuốc được phép sử dụng để phun xịt có hoạt chất trừ nấm Colletotrichum spp. như Azoxystrobin, Difrfenoconazole, Copper Hydroxide, Propineb,…

ThS. Nguyễn Thị Nhung- Trạm TT&BVTV KS

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL Thông tin trợ giúp DN NVV
Tiếp cận thông tin
Tuyển dụng
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Tài liệu Tiếp xúc cử tri Thông báo
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC