10/05/2024 00:00
Lượt xem:
27
- Tên văn bản quy phạm pháp luật
Thông tư số 12/2023/TT-BNV ngày 08/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ bãi bỏ một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
- Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ này 01 tháng 10 năm 2023.
- Sự cần thiết, mục đích và tác động kinh tế - xã hội
- Thực hiện Nghị định số 24/2010/NĐ-CP15, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP16, Nghị định số 68/2000/NĐ-CP17 và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP18, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành 10 Thông tư quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể: Thông tư số 13/2010/TT-BNV; Thông tư số 05/2012/TT-BNV; Thông tư số 06/2013/TT-BNV; Thông tư số 03/2015/TT-BNV; Thông tư số 05/2017/TT- BNV; Thông tư số 12/2012/TT-BNV; Thông tư số 15/2012/TT-BNV; Thông tư số 04/2015/TT-BNV; Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP27 và Thông tư số 03/2019/TT-BNV.
- Đến nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP và Nghị định số 111/2022/NĐ-CP. Các Nghị định này đã bãi bỏ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, Nghị định số 29/2012/NĐ- CP, Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP.
Theo nhiệm vụ được phân công tại Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP và Nghị định số 111/2022/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 06/2020/TT-BNV (bãi bỏ Quy chế tổ chức thi tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Quy chế tổ chức xét tuyển công chức, viên chức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và Nội quy kỳ tuyển dụng công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BNV) và Thông tư số 05/2023/TT-BNV.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, nôi dung được quy định trong 10 Thông tư do Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành (được căn cứ theo Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP) hết hiệu lực thi hành do các Nghị định này đã được bãi bỏ theo quy định tại Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP và Nghị định số 111/2022/NĐ-CP.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 thì văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.
- Từ những căn cứ nêu trên, việc xây dựng Thông tư của Bộ trưởng Bộ Nội vụ để bãi bỏ 10 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành theo quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP là cần thiết (trong đó có Thông tư số 03/2019/TT-BNV).
- Nội dung chủ yếu của Thông tư
- Điều 1: Bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật (10 văn bản).
- Điều 2: Điều khoản thi hành.