1. Tên văn bản quy phạm pháp luật Thông tư số 03/2023/TT-BNV ngày 30/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP
2. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/6/2023 3. Sự cần thiết, mục đích và tác động kinh tế - xã hội Ngày 18/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐCP8 . Theo đó, Nghị định đã sửa đổi, bổ sung một số quy định có liên quan đến nội dung của Thông tư số 01/2018/TT-BNV, cụ thể:
1) Bổ sung cụm từ “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam’’ và đối tượng áp dụng là “công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập”;
2) Sửa đổi hình thức bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm (không quy định “bắt buộc hằng năm”);
3) Không tiếp tục quy định việc các chứng chỉ chương trình bồi dưỡng công chức, viên chức được thay thế cho nhau.
Bên cạnh đó, các văn bản của Ban Bí thư, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành mới, có sự thay đổi về tiêu chuẩn đối với giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể như sau:
1) Quy định số 57-QĐ/TW ngày 08/02/2022 của Ban Bí thư về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị quy định: (i) Đối tượng được đào tạo trình độ Trung cấp lý luận chính trị là giảng viên lý luận chính trị ở trường, trung tâm có nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị (cũng theo Quy định này: Các cơ sở đào tạo thuộc các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương hiện đang đào tạo trung cấp lý luận chính trị sẽ kết thúc nhiệm vụ đào tạo trung cấp lý luận chính trị từ ngày 01/01/2024. Do vậy, giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng này sẽ không thuộc đối tượng được đào tạo lý luận chính trị). (ii) Đối tượng được đào 8 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP8 ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. 16 tạo trình độ Cao cấp lý luận chính trị là giảng viên có đủ 5 năm trực tiếp giảng dạy lý luận chính trị ở các học viện, trường có nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị (theo quy định này, không phải tất cả giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đều được đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị).
2) Quyết định số 6468- QĐ/HVCTQG ngày 21/12/2021 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành bộ quy chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng của các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tiêu chuẩn đối với giảng viên các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: “Có trình độ lý luận chính trị theo quy định” và “có trình độ đại học (hệ chính quy)”.
3) Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập không quy định trình độ lý luận chính trị đối với các chức danh giảng viên; sửa đổi quy định trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học: “Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên”; bỏ quy định giảng viên phải có “chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm”.
4) Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT ngày 04/03/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2020/TT-BGDĐT ngày 01/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập; Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT9 quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn các chức danh giảng viên: “Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học”. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ “Khảo sát, tổng hợp, đề xuất xây dựng công cụ đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định số 89/2021/NĐ-CP” của Viện Khoa học tổ chức nhà nước; báo cáo hằng năm của các bộ, ngành, địa phương về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cho thấy việc triển khai Thông tư số 10/2017/TTBNV chưa được thuận lợi, chưa hiệu quả. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung các tiêu chí mới, phương thức đánh giá mới và ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức để các bộ, ngành, địa phương nắm bắt được chất lượng bồi dưỡng; từ đó nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là một nhu cầu thiết thực. Từ những lý do nêu trên, việc xây dựng Thông tư thay thế Thông tư số 01/2018/TT-BNV và Thông tư số 10/2017/TT-BNV nhằm cập nhật, bổ sung những quy định mới; sửa đổi những nội dung không còn phù hợp; tạo một hành lang pháp lý rõ ràng hơn, khả thi hơn đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là rất cần thiết.
4. Nội dung chủ yếu của Thông tư 9 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
a) Chương I. Những quy định chung Chương này gồm 4 Điều (từ Điều 1 đến Điều 4) quy định về: Phạm vi, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ và mục đích đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Dự thảo bổ sung thêm đối tượng đánh giá là tài liệu bồi dưỡng so với quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP (chỉ quy định đánh giá “Chương trình” nhằm bảo đảm việc đánh giá được bao quát, đầy đủ theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 89/2021/NĐ-CP: “Nội dung chương trình, tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành; tích hợp, lồng ghép các chương trình bồi dưỡng có nội dung tương đồng; không được trùng lặp. Chương trình, tài liệu phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao phù hợp với tình hình thực tế”. Việc bổ sung này phù hợp với quy định khoản 2 Điều 24 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Dự thảo quy định đánh giá chất lượng đối với các khóa bồi dưỡng các chương trình được quy định tại Nghị định số 89/2021/NĐ-CP.
b) Chương II. Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Chương này gồm 4 Điều (từ Điều 5 đến Điều 8) quy định về in, cấp, cấp lại và quản lý chứng chỉ, giấy chứng nhận; điều kiện để được cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng; ngôn ngữ ghi trên chứng chỉ và giấy chứng nhận; xử lý vi phạm. Dự thảo đã sửa đổi, bổ sung các nội dung sau:
1) Bổ sung việc cấp lại giấy chứng nhận hoàn thành khóa học và thời hạn cấp lại chứng chỉ và giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
2) Sửa đổi quy định về điểm đạt đối với các bài kiểm tra, viết thu hoạch, đề án như sau: TT số 01/2018/TT-BNV “các bài kiểm tra, viết thu hoạch, khóa luận, đề án phải đạt từ 05 điểm trở lên (chấm theo thang điểm 10)”, sửa lại: “các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án phải đạt từ 50% số điểm trở lên theo thang điểm quy định” cho phù hợp với quy định tại các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý được Bộ Nội vụ ban hành tháng 6/2022 có các bài kiểm tra trắc nghiệm, chấm theo thang điểm 100.
3) Bổ sung Điều 7 quy định về ngôn ngữ ghi trên chứng chỉ và giấy chứng nhận (sau khi tham khảo Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT10).
c) Chương III. Tổ chức bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước Chương này gồm 4 Điều (từ Điều 9 đến Điều 12) quy định các nội dung: Nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị tổ chức khóa bồi dưỡng ở nước ngoài; trách nhiệm, nhiệm vụ của trưởng đoàn và cán bộ, công chức, viên chức; báo cáo của đoàn và học viên; chế độ báo cáo. Sửa đổi một số nội dung mang tính kỹ thuật. 10 Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT ngày 29/11/ 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.
d) Chương IV. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách đối với giảng viên của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng Chương này gồm 11 Điều (từ Điều 13 đến Điều 23) quy định các nội dung về giảng viên, bao gồm: Tiêu chuẩn; thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy; các nhiệm vụ cụ thể (giảng dạy; nghiên cứu khoa học và công nghệ; tham gia công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, công tác đảng, đoàn thể và các hoạt động khác; học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ); quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy…
- Về tiêu chuẩn các chức danh giảng viên:
+ Bỏ quy định giảng viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
+ Sửa các quy định cụ thể về trình độ lý luận chính trị cua giảng viên như: “Có trình độ cao cấp lý luận chính trị” đối với giảng viên cao cấp, “có trình độ trung cấp lý luận chính trị” đối với giảng viên chính và giảng viên thành “Có trình độ lý luận chính trị theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam” để phù hợp với Quy định số 57-QĐ/TW, Quyết định số 6468-QĐ/HVCTQG và Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT.
+ Sửa các quy định cụ thể về trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học đối với các chức danh giảng viên thành “Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm” (áp dụng chung đối với tất cả các chức danh giảng viên); quy định “Có chứng chỉ bồi dưỡng giảng viên các hạng I, II, III” tương ứng với từng chức danh giảng viên thành “Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học” (áp dụng chung đối với tất cả các chức danh giảng viên) phù hợp với Thông tư số 04/2022/TT-BGDĐT. - Bổ sung quy định “Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được tính bằng giờ chuẩn giảng dạy, trong đó một tiết giảng bài, thảo luận trực tiếp trên lớp (hoặc giảng dạy từ xa) 45 phút được tính bằng một giờ chuẩn giảng dạy và “Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy trong một năm của giảng viên tập sự tối đa là 90 giờ chuẩn” để bảo đảm thống nhất với Quyết định số 6468-QĐ/HVCTQG.
đ) Chương V. Đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Chương này được thiết kế thành 2 mục, bao gồm: Mục 1 quy định về tiêu chí, công cụ, việc thu thập ý kiến và quy trình đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm 4 điều, từ Điều 24 đến Điều 27) và Mục 2 quy định về tổ chức thực hiện đánh giá (bao gồm 5 Điều, từ Điều 28 đến Điều 32). Sau khi nghiên cứu, kế thừa những nội dung còn phù hợp của Thông tư số 10/2017/TT-BNV, nội dung của chương này được thiết kế, biên soạn lại cho phù hợp hơn với tình hình thực tế, khắc phục những nhược điểm, hạn chế nhằm 19 để công tác đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thực chất hơn, hiệu quả hơn cũng như thuận lợi, khả thi trong triển khai thực hiện.
e) Chương VI. Điều khoản thi hành Bao gồm các Điều 33, Điều 34, Điều 35, trong đó Điều 33 quy định về nội dung chuyển tiếp: Trước khi phần mềm đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được xây dựng, ban hành và đưa vào sử dụng thì các bộ, ngành, địa phương, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng sử dụng mẫu Phiếu đánh giá và quy trình đánh giá được ban hành kèm theo Thông tư để tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng./.