1. Tên văn bản quy phạm pháp luật Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
2. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 7/12/2023
3. Sự cần thiết, mục đích và tác động kinh tế - xã hội Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã chỉ đạo: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”; “Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức”; “Hoàn thiện thể chế, quy định về công tác cán bộ, tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí, cơ chế đánh giá cán bộ”. Để cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo nêu trên, từ năm 2021 đến nay, Bộ Chính trị và Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành nhiều văn bản mới liên quan đến công tác cán bộ. Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được ban hành đã cụ thể hóa các quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 20194 . Tuy nhiên, sau hơn 03 năm triển khai thực hiện, đến nay một số quy định tại Nghị định đã phát sinh bất cập, hạn chế trong công tác tuyển dụng viên chức, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, xếp lương, miễn thực hiện chế độ tập sự,... Từ những lý do nêu trên, để thống nhất, đồng bộ với quy định của Đảng, khắc phục những bất cập trong thực tiễn thì việc sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP là cần thiết.
4. Những nội dung chính sách mới, quy định mới trong Nghị định
a) Nội dung sửa đổi, bổ sung bảo đảm đồng bộ với quy định của Đảng 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 đã thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể là: (01) phân cấp, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng phân định rõ việc quản lý nhà nước với quản trị đơn vị sự nghiệp công lập; (02) quy định hợp đồng làm việc có thời hạn đối với viên chức; (03) không tiếp tục quy định đối tượng viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập là công chức. 13 - Quy định số 80-QĐ/TW ngày 18/8/2022 và Thông báo kết luận số 20- TB/TW ngày 08/9/2022 của Bộ Chính trị:
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm (Điều 44) và trình tự, thủ tục bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý (Điều 46)5 .
+ Sửa đổi, bổ sung quy định cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức mà không chờ đến hết thời hạn giữ chức vụ, hết nhiệm kỳ công tác (khoản 1 Điều 49); bổ sung quy định bố trí công tác đối với trường hợp không được bổ nhiệm lại (khoản 7 Điều 49), trường hợp sau khi từ chức, miễn nhiệm có nguyện vọng tiếp tục công tác (khoản 4 Điều 56) và sửa đổi trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại (Điều 51).
- Quy định số 41-QĐ/TW ngày 03/11/2021 của Bộ Chính trị: Sửa đổi quy định cho thôi giữ chức vụ (Điều 54); bổ sung trường hợp xem xét miễn nhiệm và sửa đổi quy trình xem xét miễn nhiệm (Điều 55)6 .
- Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị: Bổ sung trường hợp ưu tiên trong tuyển dụng viên chức, cụ thể là: “cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2” (điểm d khoản 1 Điều 6).
b) Nội dung sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp Sửa đổi Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP theo hướng bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp (giữ hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp). Việc bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp vẫn bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Viên chức (Luật Viên chức chỉ quy định việc thay đổi chức danh nghề nghiệp thực hiện thông qua thi hoặc xét mà không quy định cụ thể về hạng chức danh nghề nghiệp). Đồng thời, để bảo đảm thống nhất thực hiện, Nghị định bổ sung các quy định về: (01) nội dung, hình thức xét thăng hạng; (02) xác định viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng; (03) thông báo kết quả xét thăng hạng; (04) quy định trách nhiệm của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành (bao gồm cả viên chức hành chính và viên chức văn thư do Bộ Nội vụ quản lý) quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với viên chức từ hạng III lên hạng II và từ hạng II lên hạng I thuộc ngành, lĩnh vực quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét, bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ và quyền lợi của người lao động, tránh trường hợp khi bỏ quy định thi thăng hạng sẽ không thực hiện được xét thăng hạng, ảnh hưởng đến quyền lợi của đội ngũ viên chức; (05) rà soát, sửa đổi kỹ thuật toàn bộ các điều có nội dung liên quan đến thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp. 5 (1) Tại Điều 44 bổ sung trường hợp “được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên” đối với nguồn nhân sự tại chỗ; bổ sung thời gian giữ chức vụ tối thiểu (02 năm); không bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn đối với trường hợp bị xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định Đảng và của pháp luật; (2) tại Điều 46 sửa đổi, bổ sung các bước cụ thể trong quy trình bổ nhiệm nguồn nhân sự tại chỗ và từ nơi khác cho phù hợp với Quy định số 80- QĐ/TW; đồng thời sửa đổi quy định chung về thành phần tham gia các bước bổ nhiệm. .
c) Nội dung sửa đổi, bổ sung nhằm đẩy mạnh phân cấp trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức Thực hiện chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và để phù hợp với quy định bỏ hình thức thi thăng hạng, dự thảo Nghị định bổ sung các quy định: (01) bỏ các quy định các Bộ, ngành, địa phương phải thống nhất với Bộ Nội vụ ; (02) bỏ quy định Bộ Nội vụ ban hành Nội quy, Quy chế thi hoặc xét; chủ trì xây dựng ngân hàng câu hỏi, đáp án môn kiến thức chung; (03) Sửa đổi quy định về thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 33).
d) Nội dung sửa đổi, bổ sung nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và thực hiện chuyển đổi số trong cơ quan hành chính
- Về tuyển dụng, bổ sung các quy định: (01) bổ sung quy định cho phép thí sinh được đăng ký 02 nguyện vọng ở các vị trí việc làm có tiêu chuẩn, điều kiện giống nhau nhằm mở rộng cơ hội cho thí sinh, thu hút nhân tài vào làm việc trong khu vực công; (02) bổ sung quy định cấp có thẩm quyền tuyển dụng quyết định tuyển dụng đối với thí sinh có kết quả liền kề với thí sinh trúng tuyển cuối cùng trong trường hợp phát sinh nhu cầu tuyển dụng ngay sau kỳ tuyển dụng (trong thời hạn 12 tháng) và thí sinh đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của vị trí việc làm; (03) bổ sung quy định cho phép thực hiện tuyển dụng vào các vị trí việc làm không có thí sinh đăng ký tuyển dụng hoặc có thí sinh đăng ký tuyển dụng nhưng không đạt kết quả đối với thí sinh đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm nhưng không trúng tuyển ở vị trí dự tuyển.
- Về hình thức tuyển dụng viên chức: bỏ hình thức thi trên giấy đối với thi tuyển viên chức vòng 1 bảo đảm phù hợp với yêu cầu chuyển đổi số trong cơ quan hành chính nhà nước; bỏ phần thi ngoại ngữ tại vòng 2 đối với các vị trí việc làm không yêu cầu ngoại ngữ; bỏ quy định thi tin học và quy định về nộp chứng chỉ tin học trong quá trình tuyển dụng, thăng hạng, bổ nhiệm viên chức quản lý.
đ) Nội dung sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn
- Về xếp lương (khoản 5 Điều 13): Sửa đổi theo hướng quy định nguyên tắc và giao Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xếp lương đối với trường hợp đã có thời gian công tác và có đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật, sau đó được tiếp nhận, tuyển dụng vào viên chức.
- Về bổ nhiệm trong trường hợp khác: Bổ sung các quy định về xác định thời điểm bổ nhiệm để làm căn cứ bổ nhiệm lại trong trường hợp hợp nhất, chia tách, sáp nhập,.../