1. Tên văn bản quy phạm pháp luật Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29/9/2023 của Chính phủ quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
2. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 29/9/2023
3. Sự cần thiết, mục đích và tác động kinh tế - xã hội Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn nhất quán về đường lối, quan điểm, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm khơi dậy mạnh mẽ ý thức trách nhiệm, khát vọng cống hiến, tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì nhân dân phục vụ của đội ngũ cán bộ. Nghị quyết số 26-NQ/TW1 đã đặt ra nhiệm vụ phải bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, đồng thời, coi việc xây dựng cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung là một nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Kết luận số 14-KL/TW2 đã thể hiện quan điểm, chủ trương của Đảng về cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung trong giai đoạn hiện nay; đồng thời, yêu cầu kịp thời xem xét, nghiên cứu để thể chế hóa thành quy định của pháp luật. Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" xác định: "Thực hiện tốt chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung". Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng3 đã yêu cầu thể chế chủ trương của Đảng về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. 1 Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới. Trong thực tiễn, công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc của không ít cán bộ còn nhiều khó khăn, trở ngại, vướng mắc do một số quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước còn chưa hoàn thiện, thậm chí nhiều quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu tính thống nhất, đồng bộ hoặc liên thông, không còn phù hợp với thực tiễn. Nhiều vấn đề mới nảy sinh, chưa có tiền lệ (không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới), chưa được quy định, chưa có kinh nghiệm, dễ gây rủi ro, sai sót, thiệt hại hoặc dễ bị lợi dụng để làm trái, trục lợi trong quá trình triển khai thực hiện. Điều này khiến cho cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng còn chưa phát huy được hết năng lực, tinh thần đổi mới, sáng tạo, thậm chí còn e ngại bị xem xét trách nhiệm hình sự hoặc xử lý kỷ luật khi có khuyết điểm, vi phạm, hạn chế, thiếu sót. Trong khi đó, chưa có cơ chế, chính sách đủ mạnh để khuyến khích đối với cán bộ và đặc biệt là thiếu các cơ chế để bảo vệ cán bộ trong những trường hợp quyết định đổi mới, sáng tạo có sai sót. Từ những lý do nêu trên, việc ban hành Nghị định này là cần thiết nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, tạo hành lang pháp lý để khuyến khích và bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn nỗ lực hành động vì lợi ích chung đồng thời góp phần ngăn ngừa, xử lý cán bộ lợi dụng chủ trương trên để làm trái, vụ lợi.
4. Nội dung chủ yếu và những điểm mới của Nghị định
a) Những quy định chung Chương I quy định về các nội dung gồm phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, nguyên tắc khuyến khích, bảo vệ cán bộ, điều kiện áp dụng chính sách khuyến khích, biện pháp bảo vệ cán bộ và những việc cơ quan, tổ chức, cán bộ và cá nhân không được làm trong khuyến khích, bảo vệ cán bộ.
- Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng: Nghị định quy định phạm vi điều chỉnh phù hợp, thống nhất với tên gọi của Nghị định, bảo đảm bao quát các nội dung về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định trường hợp đề xuất ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp thí điểm thì thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Quy chế làm việc của Chính phủ.
- Về nguyên tắc khuyến khích, bảo vệ: Việc khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo phải bảo đảm các nguyên tắc:
+ Cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung phải được khuyến khích, bảo vệ;
+ Khuyến khích, bảo vệ cán bộ có đề xuất đổi mới, sáng tạo được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, quyết định cho thực hiện trong phạm vi thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật, bảo đảm không trái quy định của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan nhà nước cấp trên và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Cán bộ có đề xuất đổi mới, sáng tạo được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, quyết định cho thực hiện, có kết quả đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, của ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ quan, đơn vị được ghi nhận, tôn vinh, khen thưởng xứng đáng. Cơ quan sử dụng cán bộ báo cáo, xin ý kiến cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp trước khi phê duyệt và đánh giá kết quả thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo.
+ Việc khuyến khích và bảo vệ cán bộ phải được thực hiện kịp thời, dân chủ, công khai, minh bạch; đúng đối tượng, trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan. Cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời xem xét, đánh giá kết quả thực hiện, xác định rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện đối với việc đề xuất và thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo.
+ Cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung có thể không bị xử lý trách nhiệm, được loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 Nghị định này.
- Về điều kiện áp dụng chính sách khuyến khích, biện pháp bảo vệ cán bộ:
+ Chính sách khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo quy định tại Nghị định được áp dụng khi nội dung đề xuất đổi mới, sáng tạo đáp ứng các điều kiện sau: (i) Có khả năng tháo gỡ, giải quyết điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương và giải quyết hiệu quả vấn đề được đề xuất; (ii) Vì lợi ích chung, đem lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo chuyển biến, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước, địa phương, cơ quan, đơn vị; (iii) Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn; không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương, cơ quan, đơn vị khác; (iv) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin. + Biện pháp bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo quy định tại Nghị định được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i) Thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo được cơ quan sử dụng cán bộ đánh giá là hoàn thành theo quy định tại Điều 18 Nghị định; (ii) Thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo mà không hoàn thành hoặc chỉ hoàn thành một phần mục tiêu đề ra, gây ra thiệt hại nhưng được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, đánh giá đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung.
- Về những việc cơ quan, tổ chức, cán bộ và cá nhân không được làm trong khuyến khích, bảo vệ cán bộ: Để đảm bảo thuận lợi cho quá trình cán bộ 8 đề xuất và thực hiện đề xuất, Nghị định đã dành một điều quy định về những việc cơ quan, tổ chức, cán bộ và cá nhân không được làm gồm:
+ Lợi dụng chính sách, biện pháp khuyến khích, bảo vệ cán bộ để thực hiện hoặc bao che hành vi tham nhũng, tiêu cực, trục lợi, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. + Cản trở, gây khó khăn, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cán bộ năng động, sáng tạo, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đề xuất, thực hiện, hoàn thành đề xuất vì lợi ích chung.
+ Né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong trình tự, thủ tục phê duyệt và triển khai thực hiện các đề xuất đổi mới, sáng tạo.
+ Không chấp hành sự phân công của cơ quan, tổ chức về việc giao thực hiện đề xuất; thực hiện không đúng đề xuất được cơ quan sử dụng cán bộ quyết định cho thực hiện; không chấp hành chỉ đạo của cơ quan sử dụng cán bộ về việc tiếp tục, dừng hoặc chấm dứt thực hiện đề xuất; lợi dụng việc thực hiện đề xuất để né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan.
+ Xử lý trách nhiệm đối với cán bộ năng động, sáng tạo, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đề xuất, thực hiện đề xuất đã được đánh giá là hoàn thành quy định tại Điều 18 Nghị định này.
b) Trình tự, thủ tục đề xuất và phê duyệt đề xuất đổi mới, sáng tạo Chương II Nghị định quy định cụ thể trình tự, thủ tục đề xuất và trình tự, thủ tục phê duyệt đề xuất đổi mới, sáng tạo. Về thẩm quyền phê duyệt đề xuất, Nghị định quy định: người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ sẽ xem xét, quyết định đối với đề xuất của cấp phó của người đứng đầu; người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ cấp trên sẽ xem xét, quyết định đối với đề xuất của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Đối với trường hợp đề xuất đổi mới, sáng tạo có phạm vi rộng, nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, tác động đến nhiều đối tượng, trường hợp cần thiết, người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ thành lập Hội đồng đánh giá đề xuất theo quy định tại Điều 9 Nghị định. Bên cạnh đó, Nghị định quy định vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp trong việc đồng ý hoặc không đồng ý thông qua đối với các đề xuất quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định. Trong trường hợp này, người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ có trách nhiệm chấp hành ý kiến chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp. Trên cơ sở ý kiến của cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp, người đứng đầu ban hành văn bản về việc tiếp tục thực hiện hoặc dừng thực hiện đề xuất.
c) Chính sách khuyến khích và biện pháp bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung Chương này quy định về chính sách khuyến khích cán bộ; biện pháp bảo vệ cán bộ; biện pháp bảo vệ cơ quan, tổ chức, cá nhân và xử lý vi phạm.
- Về chính sách khuyến khích cán bộ: Điều 10 Nghị định quy định, cán bộ đề xuất đổi mới, sáng tạo, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo, cơ quan và người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này được khuyến khích bằng các hình thức sau đây theo quy định của pháp luật có liên quan: (i) Tuyên dương, biểu dương trước tập thể cơ quan, đơn vị; được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng đối với những đề xuất được đánh giá là hoàn thành; (ii) Được lấy làm căn cứ để đánh giá trước khi xếp loại, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, luân chuyển theo hướng ưu tiên bố trí, sử dụng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả cao; (iii) Được đánh giá là có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ để xét nâng ngạch công chức; được xét nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng theo quy định của pháp luật đối với những đề xuất đổi mới, sáng tạo được đánh giá là hoàn thành; (iv) Được động viên, khuyến khích bằng các hình thức khác phù hợp với quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, cán bộ, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất, tùy trường hợp cụ thể được cơ quan sử dụng cán bộ bố trí kịp thời trang thiết bị, phương tiện làm việc, con người, kinh phí bảo đảm thực hiện đề xuất được phê duyệt. - Về biện pháp bảo vệ cán bộ: Để bảo vệ cán bộ thực hiện đề xuất, Điều 11 Nghị định quy định cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định thì không bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan. Cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo mà không hoàn thành hoặc chỉ hoàn thành một phần mục tiêu đề ra nhưng được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, đánh giá đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định thì được loại trừ trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan. Cán bộ thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo mà không hoàn thành hoặc chỉ hoàn thành một phần mục tiêu đề ra và gây ra thiệt hại nhưng được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, đánh giá đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định thì được xem xét loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho đề xuất được thực hiện hiệu quả, Điều 13 Nghị định đã quy định xử lý vi phạm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 6 Nghị định; xử lý vi phạm đối với cán bộ, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất có một trong các hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 6 Nghị định. 10 d) Trách nhiệm của cán bộ, cơ quan trong đề xuất và thực hiện đề xuất (Chương IV) Bên cạnh việc quy định chính sách khuyến khích, biện pháp bảo vệ cán bộ và cơ quan sử dụng cán bộ, Nghị định còn quy định về trách nhiệm của cán bộ đề xuất và cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất; trách nhiệm của cơ quan sử dụng cán bộ; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức liên quan tại các Điều 14, 15, 16 và Điều 19 Nghị định. Quy định này nhằm đảm bảo đề xuất được thực hiện có hiệu quả cũng như tránh sự cản trở, tránh các rủi ro, giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Đồng thời, Nghị định cũng quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ trong việc ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về nội dung đề xuất đổi mới, sáng tạo trong trường hợp cần thiết (khoản 5 Điều 16). Nghị định cũng quy định trường hợp cơ quan, người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ phát hiện việc thực hiện đề xuất không đạt hiệu quả thì yêu cầu tạm dừng và tiến hành kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện đề xuất để quyết định tiếp tục thực hiện hoặc chấm dứt thực hiện đề xuất. Bên cạnh đó, để đề xuất được thực hiện có hiệu quả, tránh gây tổn thất cho cơ quan, tổ chức cũng như bảo vệ cán bộ đề xuất và thực hiện đề xuất, bảo vệ cơ quan, người đứng đầu và tập thể lãnh đanh cơ quan sử dụng cán bộ quyết định cho phép thực hiện đề xuất, Nghị định đã quy định về việc thẩm định, đánh giá kết quả thực hiện đề xuất, cụ thể: Đối với đề xuất đổi mới, sáng tạo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo bằng văn bản của cán bộ, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất về việc đã hoàn thành đề xuất, người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ chủ trì họp tập thể lãnh đạo đơn vị (trừ cấp phó là cán bộ có đề xuất đổi mới, sáng tạo) để đánh giá kết quả thực hiện đề xuất. Đối với đề xuất đổi mới, sáng tạo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo bằng văn bản của cán bộ, cá nhân, tổ chức thực hiện đề xuất, cơ quan và người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ tổ chức họp Hội đồng đã được thành lập theo quy định tại Điều 9 Nghị định này. Hội đồng tổ chức đánh giá kết quả thực hiện đề xuất.
đ) Tổ chức thực hiện (Chương V Nghị định) Nghị định quy định trách nhiệm của Bộ Nội vụ trong việc hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo; tham mưu cho Chính phủ tuyên dương, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong việc đề xuất và hoàn thành đề xuất đổi mới, sáng tạo định kỳ 02 lần/05 năm và các trường hợp đột xuất (nếu có) và chủ trì sơ kết, tổng kết Nghị định theo yêu cầu của Chính phủ. Bên cạnh đó, Nghị định quy định trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 21); 11 kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích, biện pháp bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo (Điều 22); hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành (Điều 23 và Điều 24)./