Phục dựng Lễ tạ ơn cha mẹ của đồng bào dân tộc Raglai huyện Khánh Sơn

Đọc tin

Lễ tạ ơn cha mẹ xuất phát từ quan niệm của người Raglai cho rằng công lao của cha mẹ rất to lớn. Ngoài ra, theo phong tục của người Raglai, một gia đình khi muốn tách nhà cần phải trải qua 3 bước: Hoàn thành lễ cưới phạt (nếu có); hoàn thành lễ tạ ơn cha mẹ cho cả bên vợ và bên chồng và hoàn thành lễ bỏ mả cho những người thân trong gia đình. Tên gọi chính thức của lễ tạ ơn cha mẹ là “Paranỏq awơi amã” hoặc cũng có thể gọi gắn gọi là “Paranỏq”. Lễ tạ ơn cha mẹ thường được tổ chức khi gia đình có người già từ 50 tuổi trở lên. Thời gian tổ chức thường được tiến hành vào tháng 11 – tháng Tết (Kakiq) hoặc tháng 12 - tháng lãng quên (Puihmàc).

Ðể góp phần khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị di sản của người Raglai, nhất là tạo ra nét đặc trưng trong phát triển sản phẩm du lịch ở địa phương, huyện Khánh Sơn đã quyết định tổ chức phục dựng “Lễ tạ ơn cha mẹ” của đồng bào dân tộc Raglai tại nhà dài truyền thống thôn Hòn Dung, xã Sơn Hiệp, mọi diễn biến chính của lễ tạ ơn cha mẹ diễn ra xung quanh cây cột cái (yavuc sàc). Nghi lễ tạ ơn gồm: Nghi lễ trình báo ông bà tổ tiên, các nghi lễ chính thức (Lễ xin ông bà tổ tiên, thần linh xứ xở; Lễ tạ ơn cha mẹ; Lễ bói lưỡi gà; Lễ bói lá trầu); sau phần nghi lễ là trình diễn mã la và liên hoan tiệc rượu.

Ý nghĩa của lễ Tạ ơn cha mẹ nhằm tôn vinh lòng hiếu thảo, góp phần tạo nên những giá trị tốt đẹp; củng cố tín ngưỡng truyền thống của người Raglai; góp phần ổn định trật tự xã hội người Raglai; và góp phần khẳng định bản sắc tộc người Raglai. Phục dựng di sản “Lễ Tạ ơn cha mẹ” của người Raglai cũng nằm trong quan niệm “Cây có cội, nước có nguồn”, giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của họ. Người Raglai coi lễ này không phải là chuyện nội bộ của một gia đình, mà là việc chung của cả cộng đồng và do đó được xếp vào trong hệ thống lễ hội chung như Lễ Bỏ mả, Lễ Cưới, Lễ Ăn đầu lúa mới... Khôi phục, bảo tồn di sản “Lễ Tạ ơn cha mẹ” của dân tộc Raglai gắn với phát triển du lịch theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả, xây dựng di sản “Lễ Tạ ơn cha mẹ” của dân tộc Raglai thành sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh cao, có tính đặc thù rõ nét.

Ảnh: Diễn biến nghi lễ Tạ ơn cha mẹ

Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa thể hiện qua việc triển khai thực hiện dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2021-2025, thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Nghị quyết số 34-NQ/TU, ngày 22/12/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa về phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030… Huyện Khánh Sơn cũng đã có nhiều hành động cụ thể nhằm khôi phục và bảo tồn bản sắc văn hóa người Raglai như xây dựng các chương trình văn nghệ phục vụ đồng bào tại các xã, thị trấn; thường xuyên gặp gỡ các nghệ nhân để ghi âm các làn điệu dân ca, sử thi Raglai; thành lập các đội biểu diễn mã la, đàn đá, đội văn nghệ truyền thống; tổ chức các lớp truyền dạy sử dụng nhạc cụ dân tộc; phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh lập hồ sơ di sản “Lễ bỏ mả của người Raglai” và đã được Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc thiểu số Raglai, huyện Khánh Sơn cần xây dựng cơ chế, chính sách, tập trung các nguồn lực cho bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc; tăng cường, quan tâm nguồn lực đầu tư của nhà nước; đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sức mạnh của toàn xã hội trong công tác bảo tồn các di sản văn hóa có giá trị tiêu biểu, đặc sắc để tạo thành các sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, giáo dục truyền thống yêu nước, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa, lịch sử dân tộc; đưa Khánh Sơn trở thành điểm đến tiêu biểu với những sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, hấp dẫn./.

 

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL
Tiếp cận thông tin
Tuyển dụng
Thông tin trợ giúp DN NVV
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Tài liệu Tiếp xúc cử tri Thông báo
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC