Để đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè, cần phải:
- Tuyệt đối không sử dụng lợn, gia cầm chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân làm thức ăn.
- Không sử dụng các nguyên liệu thực phẩm, sản phẩm thực phẩm đã bị ôi thiu, hỏng, mốc, không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn thực phẩm để chế biến thực phẩm, kinh doanh.
- Tuyệt đối không thu hái, đánh bắt, kinh doanh sử dụng các động thực vật độc, lạ nghị ngờ không đảm bảo an toàn để chế biến thức ăn như nấm độc, ốc lạ, quả lạ...
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi giết mổ, phân phối, chế biến thịt gia súc, gia cầm; tiệt trùng các dụng cụ, bát đũa trước khi ăn uống.
- Để phòng ngừa ngộ độc rượu: Không uống rượu có pha cồn công nghiệp vì có thể gây mù mắt, tử vong; Không lạm dụng rượu, bia; Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân; Không uống rượu khi: không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị; Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia.
- Để phòng ngừa ngộ độc nấm: Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm màu trắng…; Không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ; Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết điểm cấu tạo khó nhận dạng của nấm độc; Không ăn nấm đã bị dập nát, ôi thiu.
- Khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc thực phẩm (đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu...) cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời.