TÌNH HÌNH SÂU BỆNH TRÊN CÁC LOẠI CÂY TRỒNG NHỮNG KHUYẾN CÁO CỦA NGÀNH CHUYÊN MÔN

Đọc tin
Theo kết quả điều tra của Trạm Bảo vệ thực vật huyện, hiện nay hầu hết diện tích các loại cây trồng tại địa phương đều nhiễm các loại sâu bệnh thông thường từ mức độ nhẹ đến trung bình. Cụ thể như: cà phê đã xuất hiện bệnh gỉ sắt, bệnh thán thư, nấm hồng, khô cành và một số sinh vật (bọ xít, rệp vảy xanh) gây hại ở mức độ nhẹ, gây hại không đáng kể. Trên cây sầu riêng, sau thời điểm tết âm lịch, một số bệnh hại có chiều hướng gia tăng, đó là bệnh xì mủ, sâu đục thân, rệp sáp. Đối với cây mít, do nhiều nông hộ đã chú trọng việc vệ sinh vườn, phòng chống sâu bệnh nên tình tình bệnh hại đã giảm đáng kể so với trước đây. Trên diện tích trồng mía tím và bắp, sùng đất tiếp tục gây hại tại một số khu vực ở xã Thành Sơn, Sơn Bình, Sơn Hiệp…Bệnh chết nhanh, chết chậm, tuyến trùng xuất hiện rải rác trên cây tiêu; một số diện tích chuối xuất hiện tình trạng sâu đục thân và nấm gây hại…. Dự báo trong thời gian tới, các loại bệnh hại và sinh vật gây hại cây trồng tiếp tục phát triển. 
Do đó, Trạm Bảo vệ thực vật khuyến cáo các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động bà con nông dân thực hiện các biện pháp phòng chống sâu bệnh trên cây trồng, đồng thời áp dụng kỹ thuật canh tác hợp lý, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ và chế phẩm sinh học; thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện và xử lý sâu bệnh. Đối với vườn hồ tiêu đã bị bệnh, không nên sử dụng lại trụ của cây tiêu nhiễm bệnh, cần cách ly, tiêu hủy mầm bệnh và khử trùng đất trước khi trồng mới, nhất là cần đảm bảo vườn tiêu không bị úng nước để tránh tuyến trùng rễ, tăng cường bỏ sung kali và vôi để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây. Đối với lúa nước, bà con cần tích cực chăm sóc, phòng trừ cỏ dại, kiểm soát các loại côn trùng, sâu bệnh gây hại như: rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn. Bên cạnh đó, bà con cần thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng kỹ thuật, cắt cành, tạo tán đối với các loại cây ăn quả nhằm tăng sức đề kháng và nguồn dinh dưỡng cho vụ tiếp theo, cần thường xuyên kiển tra, theo dõi để kịp thời pháp hiện và thu gom những cành, cây bị nhiễm sâu bệnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy. Bà con nông dân cần lưu ý, khi các loại cây trồng phát sinh dịch bệnh thì cần báo ngay cho các cơ quan chuyên môn để có biện pháp xử lý kịp thời. 

Ảnh: Bà con nông dân chăm sóc sầu riêng

Đinh Luận
Đài TT-TH Khánh Sơn
 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL Thông tin trợ giúp DN NVV
Tiếp cận thông tin
Tuyển dụng
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Tài liệu Tiếp xúc cử tri Thông báo
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC