KẾT QUẢ SAU 3 NĂM THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 2233 CỦA UBND TỈNH

Đọc tin
KẾT QUẢ SAU 3 NĂM THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 2233 CỦA UBND TỈNH VỀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GÓP PHẦN GIÚP NGƯỜI DÂN THOÁT NGHÈO BỀN VỮNG

Sau 3 năm thực hiện Quyết định 2233 ngày 10/9/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa về chương trình xây dựng nhân rộng mô hình phát triển sản xuất mới, toàn huyện đã có 115 hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ vốn đầu tư thực hiện các mô hình trồng trọt, chăn nuôi. Đến nay nhiều mô hình sản xuất đã phát huy hiệu quả kinh tế, mang lại thu nhập ổn định, giúp bà con thoát nghèo bền vững.

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, anh Cao Hồ Văn (áo đỏ), xã Thành Sơn đã thoát nghèo bền vững

Với nguồn vốn hỗ trợ 10 triệu đồng 1 hộ, bà con đã đầu tư thực hiện 11 mô hình trồng trọt, chăn nuôi như: trồng mía tím, cà phê, sầu riêng, hồ tiêu, trồng cà phê xen bắp, chôm chôm xen chuối, bưởi da xanh xen chuối; nuôi heo….Trong đó, những mô hình được nhiều hộ gia đình lựa chọn đăng ký thực hiện đó là trồng mía tím, nuôi heo, trồng cà phê, cà phê xen bắp. Nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả nguồn vốn nhà nước hỗ trợ, trong quá trình thực hiện các xã, thị trấn đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể luôn sâu sát, hướng dẫn, hỗ trợ bà con theo hình thức “cầm tay chỉ việc” từ bước chọn mô hình sản xuất, sử dụng nguồn vốn đến tổ chức sản xuất. Đến nay phần lớn những mô hình sản xuất của bà con đã phát huy hiệu quả kinh tế, mang lại thu nhập đáng kể cho hộ nghèo và hộ cận nghèo. Điển hình như: mô hình trồng mía tím cho thu 15-18 triệu đồng/ 1 sào; mô hình nuôi heo, trồng chuối, trồng bắp xen cà phê bước đầu cũng đã mang lại thu nhập ổn định cho bà con. Một số mô hình như: cà phê, sầu riêng, bưởi da xanh trồng xen chuối (mới thực hiện năm 2015) đang sinh trưởng, phát triển tốt. Nhờ đó hơn 100 hộ tham gia thực hiện chương trình đã vươn lên thoát nghèo bền vững, có điều kiện tại tái đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số mô hình như nuôi cá nước ngọt, trồng tiêu chưa phát huy hiệu quả do người dân còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức khoa học kỹ thuật và ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh. Mặt khác, những mô hình đã phát huy hiệu quả hoặc đang phát triển tốt, bà con cũng gặp khó khăn về nguồn vốn tiếp tục chăm sóc, tái đầu tư hoặc mở rộng quy mô canh tác. Hiện nay, tại các xã, thị trấn có rất nhiều hộ nghèo và cận nghèo có nhu cầu phát triển sản xuất nhưng theo quy định, mỗi xã chỉ được chọn 5 hộ/ năm. Do đó, huyện đã kiến nghị tỉnh tăng mức hỗ trợ từ 10 triệu đồng lên 15 triệu đồng/ 1 hộ và mỗi xã sẽ có 8 hộ gia đình được hỗ trợ vốn thực hiện các mô hình sản xuất thay vì 5 hộ như hiện nay.

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL
Tuyển dụng
Thông tin trợ giúp DN NVV
Tiếp cận thông tin
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Thông báo
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC