Hội thảo Khánh Sơn hướng đến nền nông nghiệp xanh – hiệu quả – bền vững

Đọc tin

Sáng 13/8/2024, UBND huyện Khánh Sơn phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội thảo Khánh Sơn hướng đến nền nông nghiệp xanh – hiệu quả – bền vững. Tham dự hội thảo có đại diện các sở, ngành của tỉnh, các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp xanh; các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, các nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện.

Với mục tiêu thông qua Hội thảo nhằm phát hiện, phát huy và đẩy mạnh quảng bá thế mạnh của ngành nông nghiệp huyện nhà; qua đó, giúp các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh gắn với nông nghiệp của huyện có thêm cơ hội bàn bạc, trao đổi, học hỏi, nắm được quy trình thực hành nông nghiệp tốt, quy trình canh tác hữu cơ, tích cực sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thảo mộc; đồng thời nâng cao năng suất, thu nhập cho người dân; khuyến khích nhà vườn trồng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình tổ chức sản xuất để tạo ra sản phẩm trái cây ngon, sạch, đảm bảo chất lượng, phục vụ nhu cầu của thị trường…

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Đinh Văn Dũng – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ lực của huyện nhà. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm 70,55% giá trị sản xuất của ngành kinh tế. Giá trị sản xuất của ngành được tăng lên hàng năm (GTSX 2016 – 2023 tăng bình quân 10,3%), nhiều sản phẩm nông nghiệp của huyện đã có chỗ đứng trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng (sầu riêng, măng cụt, mía tím, chôm chôm, chuối, bưởi da xanh…). Hiện nay, cây ăn quả là cây trồng chủ lực của huyện. Trong những năm qua, huyện đã đẩy mạnh chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Đến nay diện tích trồng cây ăn quả đạt 3.640 ha, sản lượng dự kiến đạt 22.219 tấn, trong đó diện tích cây sầu riêng 2.600 ha chiếm 71% diện tích cây ăn quả, diện tích sầu riêng cho thu hoạch 1.700ha sản lượng dự kiến 17.000 tấn.

Phát triển cây ăn quả đã tạo bước đột phá về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Khánh Sơn, đã có rất nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo và làm giàu lên nhờ trồng cây ăn quả đặc biệt là cây Sầu riêng. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được nông nghiệp huyện nhà vẫn còn những tồn tại hạn chế cần được xem xét, giải quyết với tinh thần thẳng thắn, cầu thị và đổi mới, sáng tạo để có được sự chuyển biến thực chất, mạnh mẽ hơn trong thời gian tới như: Mẫu mã, chất lượng sản phẩm nông sản không đồng đều, thị trường tiêu thụ không ổn định. Quy mô sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ, diện tích manh mún; áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; phần lớn nông sản tiêu thụ thô, ít qua chế biến nên giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh thấp. Hoạt động các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả chưa cao; các hợp tác xã nông nghiệp - tổ hợp tác hoạt động còn nặng về hình thức. Việc áp dụng công nghệ thu hoạch, bảo quản còn nhiều hạn chế; cơ sở chế biến nông lâm sản còn ít, quy mô nhỏ, chất lượng, mẫu mã chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, dẫn đến sức cạnh tranh thấp; liên kết "bốn nhà" trong sản xuất theo chuỗi giá trị gặp nhiều khó khăn; xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ thị trường; ứng dụng công nghệ số, kinh tế số trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Hiệu quả sử dụng đất chưa cao, còn lãng phí...

Tại Hội thảo, các tham luận, ý kiến thảo luận đã tập trung làm rõ 6 nhóm vấn đề:(1) Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ; những thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện. (2) Những vấn đề cần phải lưu ý trong thực hành Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (Viet GAP), Quy trình canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ để tiến đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững. (3) Tìm ra các giải pháp và xác định vai trò của khoa học - công nghệ trong việc nâng cao giá trị và chất lượng nông sản lợi thế được sản xuất theo hướng hữu cơ; góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. (4) Đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với chuỗi giá trị, chuỗi liên kết cung cầu, với công nghiệp chế biến nông sản và các giải pháp phát huy mối quan hệ cùng phát triển giữa nông nghiệp xanh với du lịch xanh trong điều kiện, đặc điểm của Khánh Sơn. (5) Giải pháp xây dựng liên kết 4 nhà trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện. (6) Đi tìm mô hình hiệu quả cho hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở miền núi Khánh Sơn.

 

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số VĂN BẢN QPPL
Tuyển dụng
Tiếp cận thông tin
Thông tin trợ giúp DN NVV
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Tài liệu Tiếp xúc cử tri Thông báo
Cải cách hành chính
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC