Sáng ngày 22/5/2024, ông Nguyễn Quốc Đông – Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì chỉ đạo công tác phòng, chống hạn trên địa bàn huyện. Cùng tham dự cuộc họp có lãnh đạo các cơ quan, đơn vị: Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Nông nghiệp và PTNT, BQL Dịch vụ công ích, lãnh đạo UBND các xã, thị trấn.
Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ, hiện nay, ENSO đang ở pha ElNino với chỉ số SSTA khu vực Nino 3.4 đạt 1,9oC. Theo các kết quả dự báo về hiện tượng ENSO của các cơ quan dự báo khí hậu trên thế giới cho thấy các tháng mùa khô (01-4/2024) ENSO duy trì trạng thái ElNino với xác suất 90%, sau đó giảm dần và xu hướng chuyển dần sang pha trung tính từ tháng 5 -7 với xác suất từ 50 - 70%. Đến tháng 8/2024, ENSO chuyển sang pha LaNina xác suất 55%. Dự báo tình trạng nắng nóng khả năng xảy ra sớm so với TBNN cùng kỳ, nắng nóng cục bộ khả năng xuất hiện từ cuối tháng 3; từ tháng 5 trở đi nắng nóng xuất hiện diện rộng, gay gắt; Nhiệt độ toàn mùa ở mức cao hơn so với TBNN cùng kỳ từ 0,7 - 1,20C; Tổng lượng mưa từ tháng 01 đến tháng 4 ở mức thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 10 - 30%. Trong mùa khô năm 2024, tình trạng thiếu nước xảy ra cục bộ ở một số địa phương nằm ngoài vùng cấp nước, không có công trình thủy lợi.
Vào mùa khô, nắng nóng kéo dài, các sông suối, đập dâng chứa nước cạn dần và nguồn nước từ các suối cũng không còn, gây nên tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và thiếu nước sinh hoạt cho người dân. Hạn hán có tác động to lớn đến môi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức khỏe con người. Hạn hán, thiếu nước tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng như giảm năng suất cây trồng, giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây ăn quả (Sầu riêng) đang trong giai đoạn làm bông nuôi trái. Tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đời sống sinh hoạt của nhân dân. Vì vậy, xây dựng phương án phòng chống hạn, thiếu nước là cấp thiết trong mùa khô.
Nguy cơ diện tích đất canh tác nông nghiệp trên đồi núi cao hoặc xa nguồn nước tưới sẽ có nhiều khả năng bị hạn và thiếu nước trong các tháng tiếp theo nếu không có mưa. Trong trường hợp khô hạn gay gắt, nắng nóng kéo dài, không có mưa thì phải sử dụng nhiều phương án để cung cấp nguồn nước tưới cho cây trồng, vật nuôi đảm bảo không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng như giảm năng suất cây trồng, giảm sản lượng và cây trồng không bị chết do khô hạn.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Quốc Đông – Phó Chủ tịch UBND huyện đánh giá cao các địa phương, đơn vị đã nhận định được tình hình hạn hán và chủ động đề xuất những giải pháp khắc phục. Để ứng phó với hạn hán, thiếu nước mùa khô trong tình hình biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, đảm bảo đủ nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện, cũng như tiếp tục phát huy tính chủ động, tích cực của các ngành, các cấp và người dân trong việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước năm 2024 ông Nguyễn Quốc Đông yêu cầu UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền các biện pháp phòng, chống hạn, thiếu nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, để người dân nắm rõ tình hình diễn biến thời tiết khô hạn, khả năng thiếu nước vào mùa khô, từ đó nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm và chủ động trong việc phòng chống hạn để giảm nhẹ thiệt hại khi hạn hán xảy ra. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nắng hạn thiếu nước và diện tích các vùng có khả năng bị hạn để tập trung chống hạn kịp thời; Hướng dẫn nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp tích nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, chống thất thoát, lãng phí nước.Chủ động tăng cường sử dụng trang, thiết bị phục vụ cấp và trữ nước cho các hộ gia đình ở những khu vực bị hạn hán, thiếu nước như: bồn trữ nước, máy lọc nước hộ gia đình, hóa chất xử lý nước. Mặt khác, vận động nhân dân tham gia làm công tác thủy lợi, bảo vệ công trình đầu mối, tham gia nạo vét đập phát dọn kênh mương, sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý, tận dụng tối đa nguồn nước hiện có từ sông suối, công trình thủy lợi đập, ao, hồ… Đối với một số vùng tưới không chủ động nguồn nước tưới, yêu cầu UBND xã, thị trấn chủ động chuyển đổi cây trồng khác phù hợp thực tế địa phương cũng như hạn chế nhu cầu cung cấp nước tưới cho cây trồng; tuyên truyền vận động người dân sử dụng các giống cây trồng thích ứng với điều kiện hạn hán. Xây dựng kế hoạch tưới luân phiên, sử dụng tiết kiệm, tránh tình trạng thiếu nước cục bộ khi hạn xảy ra; điều hành và phân phối nước tưới cho hợp lý giữa các vùng hưởng lợi, đảm bảo an ninh, trật tự (tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tranh chấp do thiếu nước tưới) và đảm bảo an toàn công trình trong quá trình vận hành. Trên cơ sở điều kiện thực tế của địa phương, UBND xã, thị trấn tổ chức thực hiện Phương án phòng, chống hạn đã phê duyệt, chủ động bố trí ngân sách địa phương cho công tác phòng chống hạn kịp thời, hiệu quả, huy động mọi nguồn lực của địa phương, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán xảy ra.
Phòng Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn UBND các xã, thị trấn chủ động tuyên truyền vận động người dân thực hiện các biện pháp tích nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, chống thất thoát, lãng phí nước; Vận động nông dân ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước. Khẩn trương triển khai việc nạo vét các đập và kênh mương để kịp thời phục vụ công tác chống hạn./.