Ngày 16 tháng 6 năm 2020 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại toàn án. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021

Đọc tin

Quá trình phát triển đất nước cũng như kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hòa giải, đối thoại đóng vai trò đặc biệt quan trọng khi giải quyết các tranh chấp, mẫu thuẫn phát sinh trong xã hội. Với cách thức thân thiện, đồng thuận trên nguyên tắc chia sẻ, cảm thông, hòa giải, đối thoại góp phần hàn gắn những mâu thuẫn, rạn nứt, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa các tranh chấp trong tương lai, tạo sự đồng thuận, xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Hòa giải thành, đối thoại thành giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp mà không phải mở phiên tòa xét xử; kết quả hòa giải thành, đối thoại thành phần lớn được các bên tự nguyện thi hành; vụ việc không phải trải qua thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm theo quy định của các luật tố tụng; tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các bên liên quan và Nhà nước; hạn chế tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong dư luận. Đối với Tòa án, đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả hòa giải, đối thoại là giải pháp giúp giải quyết khối lượng công việc ngày càng nặng nề, trong bối cảnh hàng năm các tranh chấp, khiếu kiện không ngừng tăng lên cả về số lượng và tính chất phức tạp.

Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn cuộc sống; từ ý nghĩa, tầm quan trọng của hòa giải, đối thoại tại Tòa án; thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng về đa dạng hóa các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính thông qua việc xây dựng cơ chế pháp lý mới về hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Luật hòa giải, đối thoại tòa án ra đời đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước nhưng vẫn khẳng định được tầm quan trọng của bộ công cụ quản lý xã hội đó là đạo đức, phong tục tập quán; đây là phương thức hòa giải để giải quyết các tranh chấp luôn tồn tại và là một trong những thiết chế truyền thống, phù hợp với tâm lý, tình cảm và truyền thống trọng tình, trọng đức, trọng văn trong văn hóa của người Việt.

Bài viết dưới đây sẽ cụ thể lại những nội dung cơ bản của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án để bạn đọc có cái nhìn tổng quan, hiểu biết cơ bản tạo thuận lợi trong việc áp dụng vào thực tế đời sống.

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2020, có 4 Chương, 42 Điều. Cụ thể:

  • Chương 1: Những quy định chung (9 điều).
  • Chương 2: Hòa giải viên (6 điều).
  • Chương 3: Trình tự thủ tục hòa giải, đối thoại và công nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại tòa án (26 điều).
  • Chương 4: Điều khoản thi hành (1 điều).
  1. Về phạm vi điều chỉnh của Luật:
  • Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định: Nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải, đối thoại tại Tòa án; quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên tại Tòa án, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án; trách nhiệm của Tòa án đối với hoạt động hòa giải, đối thoại; trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại, công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án.
  • Quy định đối tượng thực hiện hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật này được thực hiện trước khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; đơn khởi kiện vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

                Như vậy, đối tượng hòa giải đối thoại tại Tòa án được xác định trên hai yếu tố:

                  + Về tính chất vụ việc: Hòa giải các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (gọi chung là vụ việc dân sự), theo quy định của Bộ luật Tố tụng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; Đối thoại đối với những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính theo quy định Luật Tố tụng hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

                  + Thời điểm thực hiện hòa giải, đối thoại là sau khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, nhưng trước khi Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính. Đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

  • Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án không áp dụng (không điều chỉnh) các hoạt động hòa giải, đối thoại đã được quy định ở các Luật khác.
  1. Các nguyên tắc cơ bản của hòa giải, đối thoại
  • Các bên tham gia hòa giải, đối thoại (sau đây gọi là các bên) phải tự nguyện hòa giải, đối thoại.
  • Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên; không được ép buộc các bên thỏa thuận, thống nhất trái với ý chí của họ.
  • Bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
  • Nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
  • Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại phải được giữ bí mật theo quy định tại Điều 4 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
  • Phương thức hòa giải, đối thoại được tiến hành linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi loại vụ việc.
  • Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại độc lập và tuân theo pháp luật.
  • Tiếng nói và chữ viết dùng trong hòa giải, đối thoại là tiếng Việt. Người tham gia hòa giải, đối thoại có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này họ có thể tự bố trí hoặc đề nghị Hòa giải viên bố trí phiên dịch cho mình.
  • Người tham gia hòa giải, đối thoại là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại và họ cũng được coi là người phiên dịch.
  • Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong hòa giải, đối thoại.
  1. Bảo mật thông tin hòa giải, đối thoại tại Tòa án 
  • Hòa giải viên, các bên, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được mời tham gia hòa giải, đối thoại không được tiết lộ thông tin mà mình biết được trong quá trình hòa giải, đối thoại.
  • Trong quá trình hòa giải, đối thoại không được ghi âm, ghi hình, ghi biên bản hòa giải, đối thoại. Việc lập biên bản chỉ được thực hiện để ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo quy định tại Điều 31 của Luật này. Hòa giải viên, các bên chỉ được ghi chép để phục vụ cho việc hòa giải, đối thoại và phải bảo mật nội dung đã ghi chép.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng tài liệu, lời trình bày của các bên trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:

    + Bên đã xuất trình tài liệu, trình bày ý kiến trong quá trình hòa giải, đối thoại đồng ý việc sử dụng tài liệu, lời trình bày của mình trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ.

    + Phải sử dụng làm chứng cứ theo quy định của luật.

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định nêu trên thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
  1. Chi phí, hòa giải, đối thoại tại tòa án: Mặc dù hòa giải, đối thoại là hình thức được Nhà nước khuyến khích các bên áp dụng và đảm bảo kinh phí từ ngân sách Nhà nước cũng như từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác nhưng Điều 9 Luật này cũng quy định các khoản chi phí các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải nộp gồm:

    - Pháp nhân, cá nhân nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch.

    - Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.

    - Chi phí phát sinh khi tiến hành hòa giải, đối thoại khi các bên thống nhất chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án; Chi phí Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở, trước khi Hòa giải viên lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.

    Như vậy, ngoài 03 khoản chi phí phát sinh thêm mà các bên tham gia hòa giải, đối thoại phải chịu thì toàn bộ các chi phí còn lại liên quan đến việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án sẽ do ngân sách Nhà nước bảo đảm.

  2. Trường hợp không thể tiến hành hòa giải, đối thoại: Điều 19 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án nêu rõ những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại gồm:

- Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

- Những vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

- Người khởi kiện, bị kiện… đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần 2 nhưng vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia vì lý do chính đáng.

- Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

- Một trong các bên đề nghị không hòa giải, đối thoại.

- Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài những nội dung cơ bản trên được khái quát để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt các quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng thuộc Luật Hòa giải, đối thoại tại Toà án quy định; nguyên tắc trong thực hiện hòa giải đối thoại tại Tòa án; bảo mật thông tin hòa giải, đối thoại và các khoản chi phí các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải nộp,… Các quy định về điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm hòa giải viên; quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên và các quy định về khen thưởng, xử lý vi phạm đối với hòa giả viên đã được cụ thể tại Chương 2 của luật. Đặc biệt các quy định về trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại và công nhận kết quả hòa giải đối thoại tại Tòa án đã được cụ thể đầy đủ tại Chương 3, tạo thuận lợi nhất định trong việc tham gia vào các quy trình, các bước thực hiện hòa giải, đối thoại tại Tòa án./.

 

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Tin liên quan
Nghị định 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
KẾ HOẠCH Tổ chức đối thoại giữa Lãnh đạo UBND huyện với Thanh niên năm 2021
UBND huyện Khánh Sơn ban hành văn bản triển khai thực việc phổ biến các Luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10, triển khai nhiệm vụ PBGDPL và tăng cường phổ biến pháp luật dịp Tết Tân Sửu năm 2021.
Ủy ban nhân dân huyện Khánh Sơn ban hành Chỉ thị phát động phong trào “Thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện Khánh Sơn năm 2021”
Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan nhà nước huyện Khánh Sơn giai đoạn 2021-2025
4 mục tiêu Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030
Khánh sơn triển khai Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 05/01/2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa
Những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Khánh Sơn
Kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND huyện giai đoạn 2016 – 2020 công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Kết quả thực hiện công tác Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn huyện
Thông tư 37/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thư
Thông tư số 22/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá xếp loại đơn vị học tập cấp tỉnh, cấp huyện
Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT ban hành Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông
Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL
Tiếp cận thông tin
Tuyển dụng
Thông tin trợ giúp DN NVV
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Tài liệu Tiếp xúc cử tri Thông báo
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC