KHÁNH SƠN TẬP TRUNG PHÒNG CHỐNG HẠN CHO CÂY TRỒNG

Đọc tin
Thời tiết nắng hạn kéo dài trong mấy tháng qua, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, nhiều diện tích cây trồng đang khô hạn, thậm chí đứng trước nguy cơ thiệt hại nặng vì thiếu nước tưới. Để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết đối với cây trồng của bà con, hiện nay, các xã, thị trấn đang nỗ lực triển khai các biện pháp chống hạn.
Theo lãnh đạo phòng NN&PTNT huyện, qua đánh giá sơ bộ, trên địa bàn huyện, diện tích đảm bảo nước tưới chỉ có khoảng 146ha lúa và 59ha mía tím. Còn 500ha các loại cây công nghiệp, cây ăn quả như: mía, tiêu, cà phê, sầu riêng… phải thực hiện bơm chống hạn; có khoảng 10ha không có nguồn nước để tưới phải chuyển đổi cây trồng khác. Trong khi trên địa bàn huyện không có hồ chứa để tích trữ nguồn nước trong mùa khô hạn (toàn huyện hiện chỉ có 32 đập dâng nhỏ, lưu vực không lớn, khả năng tích nước kém) nên sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước của 20 nhánh sông, suối trên địa bàn.
Để hạn chế thiệt hại do thời tiết gây ra, trong thời gian qua, các xã, thị trấn đều tập trung mọi nguồn lực để phòng chống hạn cho cây trồng. Tuy nhiên vì đa số các diện tích đất của người dân phân bố ở những nơi có địa hình cao, độ dốc lớn xa nguồn nước. Mặt khác, do nắng hạn kéo dài nên phần lớn kênh mương, các khe suối đều đã cạn nước hoặc còn rất ít. Mực nước sông Tô Hạp hiện nay cũng đã xuống thấp. Tranh thủ nguồn nước còn lại trên các sông suối, trong những ngày này, bà con nông dân các xã, thị trấn đang tập trung bơm tưới, phòng chống hạn cho cây trồng, nhằm đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển và năng suất khi thu hoạch. Nhiều hộ gia đình đã huy động nhân lực, đầu tư mua máy móc phục vụ việc tưới tiêu cho cà phê, mía tím và các loại cây ăn quả…Bà Võ Thị Thủy (thị trấn Tô Hạp) chia sẻ: “Năm nay khô hạn lâu quá nên chúng tôi tưới cũng không lại nổi. Bà con ở đây rất vất vả kiếm nước để tưới cho cây mà cây vẫn khô héo vì thời tiết nóng quá. Ở khu vực này thì có nước để tưới, nhưng ở nhũng khu vực cạnh khe suối nhỏ còn không có nước mà tưới. Cho nên chỗ nào tưới được thì chúng tôi phải tranh thủ tưới trước”.
Tuy nhiên không phải hộ gia đình nào cũng có điều kiện đầu tư nguồn vốn lớn cho công tác phòng chống hạn, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc diện tích cây trồng ở khu vực đồi cao, xa nguồn nước, nên đành đợi trời mưa hoặc sự hỗ trợ của nhà nước. Ông Bo Bo Thanh Tùng (xã Sơn Hiệp) cho biết: “Ở đây những hộ nghèo không có tiền đầu tư mua mô tơ nên rất khó khăn trong việc tưới nước chống hạn cho những diện tích mía tím, cà phê ở xa sông, suối. Đối với những hộ có điều kiện hơn thì 2-3 hộ góp tiền lại mua chung 1 máy mô tơ để bơm nước tưới cho cây trồng không bị khô héo, ảnh hướng đến năng suất thu hoạch”.
Theo nhận định của ngành chuyên môn, vụ sản xuất đông xuân 2015-2016 và vụ hè thu năm 2016 chắc chắn sẽ rất khó khăn về nguồn nước. Hiện tại một số xã như Sơn Lâm, Ba Cụm Nam… tình trạng thiếu nước tưới tiêu cho cây trồng khá nghiêm trọng. Tại xã Sơn Lâm, một trong những vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả chủ lực của huyện, theo lãnh đạo xã, trên địa bàn hiện có 200ha cà phê, 100ha sầu riêng, 80ha cây ăn quả khác…, đây đều là những loại cây rất cần nước. Trong khi hầu hết các diện tích đều ở đồi cao, xa nguồn nước nhưng cả xã lại không có công trình thủy lợi nào đáp ứng được yêu cầu tích nước, phục vụ phòng chống hạn nên nguồn nước phụ thuộc hoàn toàn vào các suối nhỏ; nguồn nước từ sông Tô Hạp chỉ đảm bảo tưới cho một phần nhỏ diện tích cây trồng ven sông. Tại xã Ba Cụm Nam, hiện nguồn nước của đập Đầu Bò cũng đã cạn kiệt. Toàn xã có hơn 400ha đất sản xuất thì phần lớn trong số đó đang đối diện với tình trạng thiếu nước. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân tại các thôn cũng có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt.
Đối với xã Sơn Bình, là khu vực có nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp và điều kiện tưới tiêu thuận lợi so với các địa phương khác trong huyện. Tuy nhiên mùa khô năm nay không ít gia đình tại đây cũng đang gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng chống hạn, đảm bảo nguồn nước cho cây trồng. Toàn xã có cả chục ha lúa nước và bắp không thể xuống giống được do thiếu nước. Nói về công tác phòng chống hạn cho cây trồng trên địa bàn, ông Cao Liên, Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: “Xã cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bà con sử dụng nước tiết kiệm; chỉ đạo cán bộ quản lý nước điều phối nước giữa các khu vực nhằm đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân. Đồng thời tổ chức nạo vét kênh mương, công trình thủy lợi, khơi thông dòng chảy để phục vụ nhân dân phòng chống hạn. Trong thời gian tới địa phương sẽ tiến hành múc thêm hồ chứa nước ở khu vực thôn Cô Lăk. Đồng thời kiến nghị cấp trên hỗ trợ kinh phí mua thêm mơ tơ, dụng cụ để bà con bơm nước tưới cho cây trồng, nhất là đối với những khu vực không còn nguồn nước, phải bơm chung chuyển qua nhiều chặng”.
Theo ông Phan Văn Sửu, Phó Chủ tịch UBND huyện, trước nhận định hạn hán trong mùa khô năm nay sẽ khốc liệt không thua kém đợt hạn hán kéo dài trong năm 2015, nên ngay từ khi triển khai vụ đông xuân 2015 - 2016, huyện đã chỉ đạo các địa phương tích cực, chủ động tích trữ nước để phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân. Trong những ngày vừa qua, UBND huyện đã tiến hành kiểm tra, nắm bắt tình trạng thiếu nước tưới và công tác phòng chống hạn tại các xã, thị trấn để có sự chỉ đạo sâu sát, phù hợp với thực tế từng khu vực. Các địa phương trước mắt phải ưu tiên cấp nước sinh hoạt cho người dân; đồng thời tổ chức nạo vét các công trình thủy lợi, làm đập tạm để tích nước phục vụ nhân dân chống hạn. Về lâu dài, để chủ động nguồn nước tưới, đảm bảo sinh hoạt và sản xuất của người dân, UBND huyện đã kiến nghị UBND tỉnh xây dựng các công trình hồ chứa nước ở các khu vực như: Sơn Trung, Sơn Lâm, Sơn Bình, Ba Cụm Bắc…
Bà con nông dân kéo ống tưới cà phê. Ảnh: Hoàng Qúy
Bà con nông dân tưới mía chống hạn. Ảnh: Hoàng Qúy
Đinh Luận
Đài TT-TH Khánh Sơn
 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Tin liên quan
Bà con nông dân Khánh Sơn thu hoạch Sầu Riêng niên vụ 2015 – 2016
BAN CHỈ ĐẠO KIỂM KÊ RỪNG HUYỆN KHÁNH SƠN TỔ CHỨC HỘI NGHỊTẬP HUẤN KỸ THUẬT KIỂM KÊ RỪNG NĂM 2016
Chi cục thống kê tỉnh phối hợp với Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản huyện mở lớp tập huấn nghiệp vụ tổng điều tra nông thôn nông nghiệp và thủy sản năm 2016
BAN CHỈ ĐẠO BVR-PCCCR TỈNH KHÁNH HÒA KIỂM TRA VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BVR- PCCCR HUYỆN KHÁNH SƠN.
CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH TẬP HUẤN BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH TRÊN CÂY MÍT CHO BÀ CON NÔNG DÂN
BÀ CON NÔNG DÂN TRONG HUYỆN THHU HOẠCH MÍA ĐƯỜNG NIÊN VỤ 2015-2016
GIAI ĐOẠN 2016-2020, TOÀN HUYỆN PHẤN ĐẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CN-TTCN TĂNG 12%/NĂM
KHÁNH SƠN NỖ LỰC TÌM ĐẦU RA ỔN ĐỊNH CHO CÂY KEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAI ĐOẠN 2016-2020
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG-LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAI ĐOẠN 2016-2020
SƠN BÌNH: HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ CÂY QUÝT ĐƯỜNG GIÚP BÀ CON NÔNG DÂN THU NHẬP CAO
CHUỐI TĂNG GIÁ GIÚP BÀ CON NÔNG DÂN THU NHẬP CAO TRONG NHỮNG NGÀY CẬN TẾT NGUYÊN ĐÁN
NỖ LỰC TÌM ĐẦU RA ỔN ĐỊNH CHO CÂY KEO LAI GIÂM HOM
NĂM NĂM 2015, TOÀN HUYỆN ĐƯỢC PHÂN BỔ 26 TỶ ĐỒNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL
Tiếp cận thông tin
Tuyển dụng
Thông tin trợ giúp DN NVV
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Tài liệu Tiếp xúc cử tri Thông báo
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC