Xác định, để thay đổi nhận thức người dân, nguồn vốn vay được truyền tải có hiệu quả, lãnh đạo, cán bộ NHCSXH huyện Khánh Sơn đã đưa ra nhiều phương pháp đổi mới trong cách thức triển khai, công tác tuyên truyền, phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể... Cụ thể, để khắc phục được những hạn chế, vướng mắc trên cần sự quan tâm, chung tay vào cuộc của cấp ủy chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức chính trị, đoàn thể trong công tác bình xét, kiểm tra; đồng thời chú trọng, nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) chính là đẩy mạnh cán bộ chính sách xuống gần dân hơn, hiểu để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. Từ đó tạo ra mối quan hệ khăng khít, sự tin tưởng của người dân với vốn vay, với cán bộ ngân hàng.Đồng thời, đây cũng là giải pháp tăng cường giám sát, kiểm tra hiệu quả nguồn vốn vay.
Thông qua các buổi sinh hoạt tổ, những vướng mắc được đưa ra như: Người dân chưa hiểu đúng điều kiện, trách nhiệm của đối tượng vay vốn, chỉ nghĩ mình là hộ nghèo thì được vay vốn, vay sử dụng như thế nào là quyền của mình, khi không có phương án sản xuất, phương án sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả thì lại gặp khó. Lúc này, vai trò của các tổ chức đoàn thể, cán bộ NHCSXH là rất quan trọng. Tại buổi sinh hoạt tổ, các phương án sẽ được đưa ra phân tích, đánh giá, lựa chọn về phương thức sản xuất phù hợp với từng địa bàn, từng hộ gia đình.Cùng với đó, Cán bộ NHCSXH cùng với hội đoàn thể ủy thác, Trưởng thônthực hiện tuyên truyền những ưu đãi của Chính phủ đối với từng đối tượng người dân trên địa bàn.
Trong năm 2019 NHCSXH huyện đã phối hợp với các hội đoàn thể cấp huyện, tập huấn đến 08/08 xã, thị trấn cho Ban giảm nghèo cấp xã, Trưởng thôn và Ban quản lý tổ TTK&VV với hơn 300 thành viên tham gia. Với các nội dung: Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Các chương trình tín dụng đang thực hiện trên địa bàn; Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác cho vay đối với tổ chức hội, đoàn thể cấp xã; Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV; Tăng cường vai trò, chức năng nhiệm vụ của Ban giảm nghèo cấp xã và trưởng thôn trong hoạt động tín dụng chính sách.
Nhờ thường xuyên chủ động phối hợp nâng cao năng lực Ban quản lý Tổ TK&VV, đến nay, doanh số cho vay đạt 52.572 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt 35.640triệu đồng, tỷ lệ thu nợ đến hạn đạt hơn 85%, với 1.581 lượt hộ gia đình vay vốn. Tổng dư nợ so với đầu năm tăng 16.831 triệu đồng so với đầu năm, đạt 99,9% kế hoạch năm. Nợ quá hạn chỉ chiếm 0,25%/tổng dư nợ.