Hội nghị tổng kết 05 năm Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới xã Sơn Bình

Đọc tin
Sau 05 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM xã Sơn Bình đã có những thay đổi tích cực, bộ mặt nông thôn khang trang hơn, hệ thống các trục đường giao thông nông thôn, đường ngõ xóm đã được tập trung đầu tư cứng hóa tạo ra giá trị kinh tế lớn; cơ sở trường học thuộc các cấp học được đầu tư đảm bảo, kết quả học tập của học sinh ngày càng được nâng cao; đời sống của người dân được cải thiện; tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 12,73% năm 2013 xuống còn 6,3% vào năm 2015. Thông qua công tác tuyên truyền, ý thức trách nhiệm của nhân dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình được nâng cao. Trong công tác chỉ đạo, điều hành, được sự quan tâm hướng dẫn thường xuyên của tỉnh, huyện hướng dẫn về công tác triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã nên khi có những vướng mắc ở cấp cơ sở đã được tháo gỡ kịp thời.

Đại diện Lãnh đạo UBND huyện phát biểu tại Hội nghị
Tổng mức vốn đầu tư cho Chương trình giai đoạn 2016 – 2020 dự kiến là 47.263 triệu đồng.Trong đó, đầu tư xây dựng các trục giao thông với kinh phí là 16.800 triệu đồng, tập trung đầu tư các tuyến đường trọng điểm để đạt tiêu chí giao thông. Đầu tư cho hệ thống các trường thuộc các cấp học trên địa bàn với kinh phí 4.803 triệu đồng; đầu tư cho các hạng mục cơ sở văn hóa cấp xã, thôn với kinh phí là 13.250 triệu đồng; huy động nguồn vốn đầu tư hoàn thiện công trình nghĩa trang xã với kinh phí 5.580 triệu đồng và một số công trình khác nhằm đảm bảo hoàn thiện các hạng mục để xã đạt chuẩn các tiêu chí Nông thôn mới. Cơ cấu nguồn lực: Ngân sách tỉnh: 15.610 triệu đồng; Ngân sách xã: 5.640 triệu đồng; Vốn nhân dân đóng góp: 2.380 triệu đồng và Các nguồn vốn khác: 23.633 triệu đồng
Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế:
- Công tác tuyên truyền tuy đã được triển khai nhưng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu, người dân chưa hiểu sâu về chương trình và vẫn còn ỷ lại vào Nhà nước.
- Chất lượng quy hoạch và đề án còn thấp, tính khả thi chưa cao, chậm được sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh
- Tuy đã xuất hiện được khá nhiều mô hình sản xuất, nhưng chỉ ở quy mô nhỏ, hoạt động chưa hiệu quả, thiếu đất sản xuất, tính ỷ lại của bà con nhân dân địa phương vẫn còn phổ biến.
- Nguồn lực trong dân thực hiện chương trình rất hạn chế, việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này còn khó khăn, vốn hỗ trợ thực hiện Chương trình còn thấp nên đầu tư xây dựng ít, khó có khả năng đạt chuẩn theo quy định.
Qua hơn 5 năm đưa vào thực tế triển khai cho thấy xây dựng nông thôn mới là Chương trình tổng hợp chính trị - kinh tế - xã hội về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Vì vậy, để thực hiện có hiệu quả phải có quyết tâm chính trị cao, có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chủ động, sáng tạo, sâu sát, liên tục của cấp ủy, chính quyền, nhất là có vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền và của Ban chỉ đạo để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng với sự quan tâm của toàn xã hội.
Quan tâm tới lợi ích thiết thực của dân trong việc quyết định lựa chọn nội dung, quản lý, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình nông thôn mới ở địa phương. Đồng thời phải phát huy cao các nguồn lực tại chỗ; lồng ghép các chương trình, dự án; lựa chọn, tập trung hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên tạo ra sự chuyển biến thực tế trên diện rộng, tạo niềm tin vào Chương trình.
Trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện phải có kế hoạch, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ đề ra để có sự điều chỉnh và có giải pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng để động viên kịp thời các các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho Chương trình.

Đại diện Lãnh đạo UBND xã Sơn Bình phát biểu tại Hội nghị

Qua Hội nghị tổng kết 05 năm xã Sơn Bình cũng xác định mục tiêu trong thời gian tới:
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện chương trình nông thôn mới tại địa phương. Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức, kiện toàn Ban chỉ đạo phải xác định rõ xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của cả hệ thống chính trị, phải quyết liệt, kiên trì, liên tục.
- Tiếp tục chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể thường xuyên tuyên truyền vận động nhằm giúp các hộ dân hiểu rõ ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
- Sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách được cấp và tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức và nhân dân (nếu có), ưu tiên tập trung bố trí các tiêu chí chưa đạt để đảm bảo tính hài hoài giữa các tiêu chí. Đảm bảo công tác tổng hợp các nguồn lực huy động trong triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới tại địa phương
- Tiếp tục giữ vững an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội tại địa phương, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao trình độ và kỹ năng quản lý của cán bộ nhằm đáp ứng với yêu cầu công tác hiện nay.
- Chỉ đạo các thành viên Ban chỉ đạo xã được phân công phụ trách các thôn tăng cường việc kiểm tra các hộ dân tham gia xây dựng mô hình cũng như các hộ đã nhận hỗ trợ giống cây trồng theo chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất để có cơ sở đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế do mô hình mang lại.
- Cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do cấp trên tổ chức nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác triển khai chương trình.
 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL
Tuyển dụng
Thông tin trợ giúp DN NVV
Tiếp cận thông tin
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Thông báo
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC