Triển khai Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Đọc tin

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/01/2020 và thay thế Nghị định 102/2014/NĐ-CP; bãi bỏ điểm đ khoản 3 và điểm i khoản 6 Điều 57 Nghị định 139/2017/NĐ-CP. Với nhiều điểm mới bổ sung và tăng nặng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính.Theo đó, Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định các nội dung như sau:

          Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm vi phạm trong sử dụng đất và vi phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai.

           Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này gồm: Các đối tượng dưới đây có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác: Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân); Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo (sau đây gọi chung là tổ chức). Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

              - Các hình thức xử phạt chính, bao gồm: cảnh cáo và phạt tiền.

           - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất; Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.

            - Các biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định 91; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định 91; Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai; Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định; Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất; Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất còn lại; Buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai; Buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định;...

          Nghị định quy định 16 biện pháp khắc phục hậu quả; Về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả (gồm 29 Điều, từ Điều 9 đến Điều 37);

        Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, ngoài các hình thức phạt và yêu cầu biện pháp khắc phục được quy định theo thẩm quyền, theo Nghị định cũng Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xã có thể phạt tiền đến 5.000.000 đồng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp huyện có thể phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh có thể phạt tiền đến 500.000.000 đồng.

         Về điều khoản chuyển tiếp, đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai xảy  ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính như sau: a) Trường hợp đã lập biên bản vi phạm nhưng chưa có quyết định xử phạt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà hành vi đó đã hết thời hiệu xử phạt hoặc không thuộc trường hợp xử phạt theo quy định tại Nghị định này thì không thực hiện việc xử phạt đổi với hành vi vi phạm đó; b) Trường hợp đã lập biên bản vi phạm nhưng chưa có quyết định xử phạt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà hành vi đó còn trong thời hiệu xử phạt theo quy định tại Nghị định này thì tiếp tục thực hiện xử phạt hành vi vi phạm đó. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp này được thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực thi hành tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính đó; trường họp áp dụng Nghị định này để xử phạt có lợi hơn cho đối tượng vi phạm thì thực hiện xử phạt theo Nghị định này; c) Trường hợp đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong thì tiếp tục thực hiện theo quyết định xử phạt đó; d) Trường hợp đã thực hiện xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm và các trường hợp ngoài quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì áp dụng Nghị định này để xử phạt vi phạm. (ii) Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đã ban hành nhưng chưa thực hiện hoặc đã thực hiện xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm còn khiếu nại thì áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành quyết định xử phạt để giải quyết.

           Để triển khai thực hiện Nghị định Nghị định 91/2019/NĐ-CP đạt hiệu quả, thiết thực hơn đề nghị các cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị tiếp tục quan tâm, tuyên truyền đến CBCC, nhân dân, doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn huyện thực hiện đúng theo quy định của pháp luật./.

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Tin liên quan
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL Thông tin trợ giúp DN NVV
Tiếp cận thông tin
Tuyển dụng
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Tài liệu Tiếp xúc cử tri Thông báo
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC