Thông tư số 06/2023/TT-BTC ngày 31/01/2023 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào

Đọc tin

Ngày 31/01/2023, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 06/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Thông tư này có bổ sung và sửa đổi những nội dung sau:

          Thứ nhất, Sửa đổi tên khoản 2 và điểm b khoản 2 Điều 1 như sau:

Tên Khoản này được đính chính bởi Khoản 1 Điều 1 Quyết định 323/QĐ-BTC năm 2019:

- Điều 1. Đính chính một số lỗi kỹ thuật quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức như sau:

- Khoản 2 Điều 1: Đính chính cụm từ “Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng” thành “Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng bao gồm:”

b) Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã)” 

Thứ hai, Sửa đổi Điều 2 bổ sung  chi tiết  kinh phí đào tạo đối với đơn vị sự nghiệp công lập, chuong trình , đề án, các nguồn khác như sau:

2. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức do viên chức đóng góp, nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật.

a) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên được bố trí kinh phí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm, nguồn thu hoạt động sự nghiệp, nguồn thu khác (nếu có) theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được bố trí kinh phí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm, nguồn thu hoạt động sự nghiệp, nguồn thu khác (nếu có) và Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

c) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, kinh phí do đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn tài chính của đơn vị; từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và các nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có) theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Trường hợp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức theo các Chương trình, Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì nguồn kinh phí thực hiện theo các Chương trình, Đề án đó.

4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động bố trí từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí khác để hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.

5. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với các đối tượng khác áp dụng Thông tư này do cá nhân, nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị và các nguồn kinh phí hợp pháp khác bảo đảm theo quy định của pháp luật”.

Thứ ba,  Sửa đổi khoản 1 và bổ sung khoản 4, khoản 5 Điều 3 như sau

Sửa đổi khoản 1 Điều 3 : Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên hàng năm cho CBCC thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp tại cơ sở và cử đi đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo khác) các nội dung: Lý luận chính trị; kiến thức quốc phòng và an ninh; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm”;

 Theo quy định mới này thì đối tượng thuộc phạm vi quản lý của cơ quan khi dược cử đi đào tạo thì phải được cấp có thẩm quyền phế duyệt mới được thanh toán bằng kinh phí đào tạo , bồi dưỡng,

Bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 3 như sau:

“4. Căn cứ phân loại đơn vị sự nghiệp công theo phương án tự chủ tài chính được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ yêu cầu thực tế, mức giá thực tế trên thị trường và khả năng tài chính; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được quyết định một số mức chi, nội dung chi theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Trường hợp các cơ quan, đơn vị thực hiện đấu thầu, đặt hàng dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sử dụng ngân sách nhà nước thì thực hiện theo quy định của Chính phủ về đấu thầu, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên”.

Thứ tư, Bổ sung “Các chi phí phát sinh trong trường hợp đào tạo, bồi dưỡng thông qua hình thức trực tuyến từ xa” thuộc điểm a khoản 3 Điều 4 như sau:

+ Chi mua sắm, thuê thiết bị, phần mềm và các hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng thông qua hình thức trực tuyến từ xa (phần mềm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến; bài giảng, phần mềm mô phỏng, thiết bị phục vụ giảng dạy trực tuyến từ xa; chi phí đường truyền và các chi phí công nghệ thông tin khác);

+ Chi số hóa tài liệu và các chi phí khác phục vụ trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng thông qua hình thức trực tuyến từ xa;”

Thứ năm, Sửa đổi điểm b khoản 3 Điều 4 như sau:

Điểm khác biệt so với thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là : “Đơn vị thanh toán cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng căn cứ hợp đồng ký kết giữa hai bên theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên

Thứ sáu, bổ sung thêm “Các khoản chi phí theo thực tế phục vụ trực tiếp lớp học” thuộc điểm i khoản 2 Điều 5 như sau:

- Chi tạo lập mới hoặc thuê hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến từ xa

- Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ bồi dưỡng CBCC căn cứ sự cần thiết quyết định việc mua sắm, thuê thiết bị, phần mềm và các hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin theo phân cấp quản lý; tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về mua sắm, đấu thầu, chứng từ, hóa đơn, các quy định về ứng dụng công nghệ thông tin;

- Chi số hóa tài liệu phục vụ trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến từ xa: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan; các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;

- Chi mua vật tư, nguyên nhiên vật liệu thực hành đối với các lớp học cần sử dụng vật tư, nguyên nhiên vật liệu thực hành”.

Thứ Bảy . Sửa đổi điểm e, điểm l và điểm m khoản 2 Điều 5 như sau:

e) Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi: Đối với giáo dục phổ thông; thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức bồi dưỡng CBCC quyết định mức cụ thể và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;Và  Không vượt quáĐiều 8 Thông tư số 69/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 08 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông

l) Chi biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng mới; chi chnh sửa, bổ sung cập nhật chương trình, tài liệu bồi dưỡng: thực hiện theo thông tư số 76/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; các cơ quan, đơn vị chủ trì biên soạn chương trình, giáo trình.

m) Chi hoạt động quản lý trực tiếp các lớp bồi dưỡng CBCC của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo, bồi dưỡng:

Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc cơ quan tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng CBCC được phép trích tối đa không quá 10% trên tổng kinh phí của mỗi lớp học và được tính trong phạm vi nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được phân bổ để chi hoạt động quản lý trực tiếp các lớp bồi dưỡng CBCC quy định tại gạch đầu dòng thứ 14 điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

Kinh phí phục vụ quản lý lớp học không chi hết, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ quan tổ chức lớp bồi dưỡng được chủ động sử dụng cho các nội dung khác có liên quan phục vụ nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ quan tổ chức lớp bồi dưỡng CBCC có trách nhiệm quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ về định mức chi quản lý và sử dụng khoản kinh phí quản lý lớp học đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước”.

          Cuối cùng, Sửa lại tên và bổ sung gạch đầu dòng cuối cùng, điểm k khoản 2 Điều 5 như sau:

“Chi phí tổ chức đi khảo sát, thực tế theo yêu cầu của chương trình đào tạo do cấp có thẩm quyền ban hành.

- Chi thuê hội trường và các thiết bị đi kèm; tiền tài liệu, văn phòng phẩm, nước uống, thuốc y tế thông thường; thù lao, phụ cấp tiền ăn, phương tiện đi lại, thuê phòng nghỉ cho giảng viên, dịch thuật và các khoản chi cần thiết khác phục vụ khảo sát, thực tế (nếu có) theo quyết định đi khảo sát, thực tế của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ quan tổ chức lớp bồi dưỡng CBCC: thực hiện theo các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, i khoản này”.

                 Thông tư này có hiệu lực từ 20/03/2023.

 

 

Danh sách file
 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Tin liên quan
Thông tư số 21/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 14/4/2023 quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025
Thông tư số 02/2023/TT-BXD ngày 03/3/2023 hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng
Tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm
THÔNG TƯ SỐ: 09/2023/TT-BTC NGÀY 08/2/2023 CỦA BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH VIỆC LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẢO ĐẢM CHO CÔNGTÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2022 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
Nghị định 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập
Thông tư 13/2022/TT-BNV ngày 31/12/2022 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức
Tuyên truyền phổ biến Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ
Thông tư số 20/2022/TT-BNN&PTNT ngày 22/12/2022 Quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thông tư số 76/2022/TT-BTC ngày 22/12/2022 của Bộ Tài chính
Thông tư số 01/2023/TT-BTC ngày 04/01/2023 của Bộ Tài chính
Thông tư số 75/2022/TT-BTC ngày 22/12/2022 quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú.
Nghị định số 131/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh số 05/2022/QH15
Thông tư số 17/2022/TT-BVHTTDL ngày 27/12/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL
Tiếp cận thông tin
Tuyển dụng
Thông tin trợ giúp DN NVV
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Tài liệu Tiếp xúc cử tri Thông báo
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC