Kết quả thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp giai đoạn 2001-2020 trên địa bàn huyện Khánh Sơn

Đọc tin

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của nông dân; nhận thức được tầm quan trọng của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, ngay sau khi Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành; UBND huyện đã ban hành chương trình hành động, tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; chuyển đổi số, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ làm đột phá để phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; các nội dung mới trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong đó, đã tập trung xác định cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cây trồng phù hợp; Tăng cường liên kết sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản; đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân đẩy mạnh áp dung cơ giới hóa, Khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; phát triển nông nghiệp sạch, gắn với công nghiệp chế biến sau thu hoạch; thành lập các mô hình Tổ hợp tác, Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; cải thiện, nâng cấp và đầu tư mới hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản...

       Đến nay, huyện Khánh Sơn đã phát triển trở thành vùng sản xuất cây ăn quả của tỉnh tổng diện tích cây ăn quả các loại trên 3.000ha, trong đó Sầu riêng khoảng 2.000ha; chuối 700ha, bưởi 300ha và một số loại cây ăn quả khác. Đến cuối năm 2021 trên địa bàn huyện có 16 sản phẩm OCOP 3 sao, 01 sản phẩm được cấp bảo hộ sở hữu trí tuệ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý (sản phẩm Sầu riêng Khánh Sơn). Qua đó, đã góp phần quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và giá trị thu nhập trên đơn vị canh tác.

Đối với việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển giao ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp như chuyển đổi cây trồng từ những cây kém hiệu quả sản trồng những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như Sầu riêng, bưởi, chôm chôm; triển khai ứng dụng các đề tài nghiên cứu ứng dụng khoa học sử dụng các giống mới như Mía Cấy mô, Ngô Lai chịu hạn, chuối mốc cấy mô; ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến nông sản sau thu hoạch cho sản phẩm như Mật Chuối, chuối sấy, Sầu riêng cấp đông. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 300 ha canh tác nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, trên 60% diện tích áp ứng công nghệ tưới tiết kiệm nước; trên 60% diện tích sản xuất được sử dụng cơ giới hóa…huyện Khánh Sơn đã từng bước xây dựng được một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, gắn với thị trường; phần lớn nông sản được tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài tỉnh, một số sản phẩm: mía tím, sầu riêng, chôm chôm, bưởi da xanh đang có mặt tại các thị trường lớn (TP Hồ Chí Minh, Nha Trang, Quy Nhơn..) được người tiêu dùng ưa chuộng; Giá trị sản xuất bình quân/ha đất canh tác ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, huyện Khánh Sơn cũng có những khó khăn nhất định như phần lớn diện tích sản xuất nhỏ, phân tán, các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn không nhiều nên không thể sử dụng máy móc hiện đại, không thể ứng dụng công nghệ mới, không thể gắn sản xuất với dịch vụ, chế biến, bảo quản và tiếp cận thị trường. Cho nên trong quá trình triển khai thực hiện những chủ trương và cơ chế chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp của huyện còn gặp nhiều khó khăn như: việc ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; nguồn lực đầu tư ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn và kéo dài trong khi điều kiện trên địa bàn huyện chưa thực sự thuận lợi, điều này dẫn đến tâm lý của người dân e ngại đầu tư sợ rủi ro; hoạt động liên kết sản xuất của các Hợp tác xã, tổ hợp tác, việc triển khai thực hiện các dịch vụ vẫn còn hạn chế dẫn đến khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường; bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ đầu ra của sản phẩm nông nghiệp không ổn định…

Vì vậy, để có thể thực hiện tốt công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện cần có các chính sách cụ thể hơn về tiếp cận đất đai, nguồn lực tài chính và khoa học công nghệ để khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác và kinh tế trang trại quy mô lớn ở nông thôn;Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như các hồ chứa nước, công trình thủy lợi, hệ thống đường giao thông, điện sản xuất phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống sử dụng nguyên liệu địa phương như mây tre đan…; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đầu tư vào công nghệ chế biến nông sản sau thu hoạch; khuyến khích hình thành và phát triển hệ thống thu mua, kết nối, cung ứng nông sản hiện đại, thúc đẩy các mô hình liên kết, hợp tác trong sản xuất bền; hỗ trợ và khuyến khích phát triển các chuỗi liên kết “5 nhà” bao gồm: nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nông, nhà kinh doanh và người tiêu dùng. Quan tâm hỗ trợ về mặt bằng, pháp lý và các chính sách phát triển; nhà khoa học nghiên cứu, cập nhật giống cây trồng năng suất, chất lượng cao và thúc đẩy áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; nhà nông sản xuất ra nông sản theo nhu cầu thị trường; nhà kinh doanh giải quyết vấn đề đầu ra; người tiêu dùng tiêu thụ các sản phẩm nông sản Việt. Có được sự hỗ trợ chính sách này sẽ tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp huyện phát triển góp phần nâng cao thu nhập của người dân, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện./.

 

 

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Tin liên quan
Khánh Sơn tăng cường công tác tuyên truyền Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ
Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa năm 2024
Chính sách mới hỗ trợ đầu tư phát triển sản phẩm OCOP
Quyết định số 2286/QĐ-UBND ngày 17/8/2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Khánh hòa năm 2022;
Chính sách mới hỗ trợ đầu tư phát triển sản phẩm OCOP
Chính sách mới cơ hội để huyện Khánh Sơn hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế địa phương
Hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị định số 36/2022/NĐ-CP của Chính phủ
Triển khai Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ
Khánh Sơn nâng cao hiệu quả trong quản lý và thực hiện công tác đấu thầu
Quyết định Ban Hành chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Khánh Hòa năm 2021 trên địa bàn huyện Khánh Sơn
Khánh Sơn phát triển các chuỗi giá trị, các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện
Luật đầu tư năm 2020
Nghị quyết số 58/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20-8-2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
Nghị định 40/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL Thông tin trợ giúp DN NVV
Tiếp cận thông tin
Tuyển dụng
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Tài liệu Tiếp xúc cử tri Thông báo
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC