Để triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 1619/KH-UBND ngày 15/8/2016 của UBND tỉnh Khánh Hoà về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. Hàng năm, UBND huyện Khánh Sơn đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện.
Theo đó, Đối với công tác đào tạo nghề thường xuyên và sơ cấp nghề, trong năm 2018, trên địa bàn huyện Khánh Sơn đã mở được 08 lớp hệ đào tạo thường xuyên và sơ cấp, số lao động tham gia học nghề là 196 người, tổng kinh phí là 634.410.000 đồng. Trong đó: mở được 07 lớp nghề phi nông nghiệp với số lao động tham gia học nghề là 180 người, tổng kinh phí là 73.960.000 đồng; mở được 01 lớp nghề nông nghiệp với số lao động tham gia học nghề là 31 người, tổng kinh phí là 60.450.000 đồng. 6 tháng đầu năm 2019, đã mở được 04 lớp hệ đào tạo thường xuyên và sơ cấp với số lao động tham gia học nghề là 130 người, tổng kinh phí là 328.350.000 đồng, đạt 20% so với kế hoạch. Trong đó: mở được 02 lớp nghề phi nông nghiệp với số lao động tham gia học nghề là 70 người, tổng kinh phí là 233.100.000 đồng; mở được 02 lớp nghề nông nghiệp với số lao động tham gia học nghề là 60 người, tổng kinh phí là 95.250.000 đồng.
Đối với đào tạo trung cấp: trong năm 2018, Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú huyện Khánh Sơn đã mở được 06 lớp đào tạo trung cấp với 166 học viên đăng ký học. Kinh phí thực hiện là 498.000.000 đồng; tập trung ở 05 ngành đào tạo, gồm: May thời trang và may công nghiệp, Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật chế biến món ăn, Nghiệp vụ nhà hàng - du lịch. 6 tháng đầu năm 2019, Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú huyện Khánh Sơn đã mở được 07 lớp đào tạo trung cấp, với 170 học viên đăng ký học. Trường Trung cấp nghề Cam Lâm đã mở được 01 lớp đào tạo trung cấp (Nghiệp vụ nhà hàng), với 32 học viên đăng ký học. Ngành đào tạo, gồm: May thời trang; Nghiệp vụ nhà hàng; Kỹ thuật chế biến món ăn; Kỹ thuật xây dựng; Thú y; Công nghệ thông tin.
Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ngày càng được chú trọng, năm 2018, số lao động qua đào tạo là 9.509 người, số lao động qua đào tạo có trình động trung cấp và cao đẳng là 7.780 người; 6 tháng đầu năm, số lao động qua đào tạo là 1.523 người, số lao động qua đào tạo có trình động trung cấp và cao đẳng là 1,725 người. Chất lượng đào tạo cơ bản đáp ứng yêu cầu của lao động ở nông thôn vì vậy, đã thu hút nhiều lao động tham gia học nghề, với nhiều ngành nghề đa dạng, hình thức phù hợp với người học, đáp ứng phần nào yêu cầu của thị trường lao động và của doanh nghiệp. Người học nghề có việc làm hoặc tăng thu nhập sau khi học, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tiến bộ khoa học, đạt năng suất, chất lượng cao trong sản xuất; đa số người học nghề được vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình hoặc chuyển đổi được nghề nghiệp. Người nghèo, hộ nghèo có ý thức tự vươn lên thoát nghèo, không thụ động, trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước./.