31/12/2024 00:00
Lượt xem:
21
Nhằm cụ thể hóa 1922/QĐ-UBND ngày 9/7/2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Đề án thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 – 2025; hàng năm huyện Khánh Sơn đã ban hành Kế hoạch số thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện.
Xác định mục tiêu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ du lịch có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị; đồng thời nâng cao năng lực quản lý và quản trị doanh nghiệp, phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, năm 2024 có 16 sản phẩm của 05 chủ thể trên địa bàn huyện được xếp hạng sản phẩm OCOP; trong 16 sản phẩm có 04 sản phẩm đạt 04 sao, 12 sản phẩm đạt 03 sao: Thực phẩm, đồ uống cụ thể như sau: Nhóm thực phẩm: 9 sản phẩm với 03 chủ thể tham gia (01 THT và 02 Doanh nghiệp); Nhóm đồ uống: 01 sản phẩm với 01 chủ thể tham gia (01 Doanh nghiệp); Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ: 04 sản phẩm (01 Hộ kinh doanh cá thể); Nhóm dịch vụ cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch: 02 sản phẩm với 02 chủ thể tham gia (01 doanh nghiệp và 01 Hộ kinh doanh cá thể).
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, huyện Khánh Sơn đã xác định một số nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện như sau: Triển khai các hoạt động tuyên truyền về Chương trình OCOP đến hệ thống quản lý các cấp và cộng đồng nhằm uyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cá nhân, tổ chức và các chủ thể OCOP trên địa bàn các xã, thị trấn về Chương trình OCOP; rà soát các sản phẩm tiềm năng trên địa bàn xã, thị trấn và hướng dẫn các chủ thể đăng ký tham gia Chương trình OCOP; nâng cao nhận thức của cán bộ phụ trách OCOP các cấp, hướng dẫn và bồi dưỡng các kỹ năng, nghiệp vụ triển khai thực hiện Chương trình OCOP.Tổ chức hướng dẫn các chủ thể sản xuất đăng ký ý tưởng sản phẩm và kế hoạch kinh doanh đến xã, huyện. Chính quyền các địa phương phối hợp với các ngành liên quan tham mưu UBND huyện xét chọn ý tưởng sản phẩm; hướng dẫn các chủ thể sản xuất sản xuất hoàn chỉnh và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh, tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện. Tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá và bán sản phẩm OCOP. Hỗ trợ, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của các tổ chức kinh tế; quan tâm thành lập mới các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp; khuyến khích các chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP. Triển khai các hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm quản lý, điều hành thực hiện Chương trình OCOP cho đội ngũ cán bộ xã, huyện, đặc biệt là cán bộ trực tiếp phụ trách Chương trình OCOP từ huyện đến xã. Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ: Các ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện. Tăng cường công tác khuyến nông và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến (giống cây trồng vật nuôi có năng suất chất lượng cao) vào sản xuất nông nghiệp, nhất là công nghệ sản xuất sạch, công nghệ bảo quản sau thu hoạch cho nông dân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất gắn bảo vệ môi trường sinh thái./.