Những kết quả đạt được trong công tác kiểm tra tình hình quản lý, khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn huyện Khánh Sơn năm 2022

Đọc tin

Thực hiện Quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 16/8/2022 về việc thành lập đoàn kiểm tra các hoạt động khai thác tài nguyên nước trên địa bàn huyện Khánh Sơn. Đoàn kiểm tra đã xây dựng Kế hoạch số: 604/KH-ĐKT ngày 30/9/2022 của Đoàn kiểm tra về các hoạt động khai thác tài nguyên nước trên địa bàn huyện Khánh Sơn. Theo đó, Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra hiện trạng các giếng khoan hiện có trên địa bàn huyện, thống kê tổng số giếng đang sử dụng và không sử dụng, đánh giá sơ bộ chất lượng nước giếng khoan của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Qua kiểm tra nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước và thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước của UBND cấp xã, đồng thời tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, người dân trên địa bàn huyện tích cực tham gia quản lý, bảo vệ tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nguồn ngầm hiệu quả và chấp hành các quy định pháp luật về tài nguyên nước.

Bám sát nhiệm vụ kiểm tra theo kế hoạch đề ra Kế hoạch số: 604/KH-ĐKT ngày 30/9/2022 của Đoàn Kiểm tra. Đoàn kiểm tra đã kiểm tra công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước của UBND cấp xã thông qua báo cáo và rà soát thực địa các giếng khoan tại các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện. Đoàn kiểm tra hiện trạng sử dụng các giếng khoan hiện có. Qua đó, nhắc nhở các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước giếng khoan hợp lý; thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ giếng để tránh ô nhiễm nguồn nước trong quá trình vận hành khai thác nước, xây dựng các công trình bảo vệ giếng đúng theo quy định tại Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12  năm 2017 quy định về bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất. 

Đối với công tác quản lý của UBND các xã, thị trấn:

Hàng năm, UBND các xã, thị trấn đã thực hiện thống kê các giếng khoan hiện có trên địa bàn để quản lý và tổ chức kiểm tra, nhắc nhở, ngăn chặn các đối tượng hành nghề khoan nước dưới đất mà không có giấy phép hành nghề. Công chức Địa chính - Xây dựng thường xuyên theo dõi, kiểm soát môi trường nước tại các khu dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi gia súc và các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước dọc sông, suối. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước thông quan buổi họp thôn, xóm đến người dân, vận động người dân tham gia quản lý, bảo vệ, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả. Đến nay, trên địa bàn huyện chưa có trường hợp nào vi phạm nghiêm trọng nên UBND các xã, thị trấn chưa xử lý vi phạm hành chính về tài nguyên nước trường hợp nào.

 Về hiện trạng các giếng khoan hiện có trên địa bàn huyện:

Kết quả kiểm tra hiện nay trên địa bàn của huyện có tổng số 126 giếng khoan tại 07 xã và thị trấn Tô Hạp. Gồm có: 102 giếng đang khai thác, sử dụng và có 24 giếng hư hỏng không còn sử dụng. Trong đó: UBND các xã quản lý 23 giếng; các cơ quan, đơn vị quản lý 19 giếng; hộ gia đình cá nhân 85 giếng. Trong đó, có khoảng 60 giếng đã xây dựng công trình bảo vệ giếng, 66 giếng không có công trình bảo vệ. Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã hướng dẫn các chủ giếng biết sử dụng nước tiết kiệm và thực hiện quản lý, bảo vệ giếng khoan trong quá trình khai thác nước đúng quy định. Cụ thể.

- Giếng do UBND các xã quản lý: Qua kiểm tra xác định UBND cấp xã quản lý, sử dụng 23 giếng. Trong đó xã Ba Cụm Nam 12 giếng, có 04 giếng không sử dụng, các giếng khoan khai thác nước phục vụ sinh hoạt, chất lượng nước các giếng cơ bản đều tốt, lưu lượng nước không nhiều chỉ đủ nước cung cấp cho người dân từ 1-2 năm. Về lâu dài UBND xã cần có phương án xây dựng bể chứa nước mưa thay thế nước giếng khoan; xã Thành Sơn có 05 giếng khoan, gồm 02 giếng bị lấp do không còn sử dụng, 03 giếng sử dụng nước phục vụ sinh hoạt, tại thôn Apa 1, thôn Apa 2 chất lượng nước tương đối tốt, riêng có nước giếng tại Trụ sở UBND xã đã bị nhiễm phèn, hiện nay đã có nguồn nước tự chảy phục vụ cho sinh hoạt; có 03 giếng của xã Sơn Lâm và 03 giếng của xã Sơn Bình quản lý được khoan từ năm 2011 do nhà nước khoan theo dự án thăm dò, quan trắc nguồn nước dưới đất trên địa bàn huyện Khánh Sơn, sau một năm quan trắc đã bàn giao lại cho UBND xã quản lý, không còn sử dụng. Hiện trạng: 05 giếng tại xã Thành Sơn, 03 giếng tại xã Sơn Lâm và 03 giếng xã Sơn Bình đã xây dựng công trình bảo vệ giếng; 12 giếng khoan xã Ba Cụm Nam không có công trình bảo vệ giếng theo quy định tại Điều 8, Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12  năm 2017 quy định về bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất. Các giếng khoan tại 02 xã Thành Sơn và xã Ba Cụm Nam được thực hiện khoan vào mùa khô năm 2015-2018 do ngân sách tỉnh hỗ trợ khoan khai thác phục vụ nước cho nhân dân trong đợt hạn vừa qua.  

-  Các giếng tổ chức quản lý:Với mục đích khoan khai thác nước dưới đất phục vụ sinh hoạt, đến nay có 18 đơn vị đang quản lý sử dụng 19 giếng khoan, trong đó: Trường Dân tộc nội trú Khánh Sơn có 02 giếng, còn lại các đơn vị có 01 giếng. Cụ thể như sau: Trường tiểu học Thành Sơn, Trường Tiểu học Sơn Lâm, Trường Tiểu học Sơn Hiệp, Điểm trường tiểu học Tô Hạp, Trường tiểu học Sơn Trung, Trường Mầm non Họa My, Trường mầm non Hoàng Oanh, Trường Trung cấp dạy nghề DTNT Khánh Sơn, Trường mầm non Hoa Phượng, Trường Dân tộc nội trú Khánh Sơn;   Trạm Y Tế xã Sơn Hiệp, Trạm y tế xã Sơn Trung, Phòng Khám đã khoa xã Sơn Lâm;  Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Khánh Sơn, Mái ấm Bình An, Giáo xứ Khánh Sơn, Tịnh xá Tà Nĩa; Tịnh xã Ma O. Trong số giếng này có 02 giếng bị hư không sử dụng được đó là 01 giếng tại Trường Mầm non Họa My có chiều sâu 50 mét, đường kính giếng rộng 90 mm, đã bỏ không sử dụng từ năm 2013 đến nay, giếng không có công trình bảo vệ giếng; 01 Giếng tại Trạm y tế xã Sơn Hiệp, giếng có chiều sâu 50 mét, đường kính giếng rộng 114 mm, Trạm y tế sử dụng đến năm 2013 dây cáp giữ máy bơm bị đứt máy bơm kẹt dưới giếng do đó không bơm được nước, từ đó bỏ không sử dung đến nay. Chất lượng nước tương đối tốt.  Hiện trạng có 07 giếng đã xây dựng công trình bảo vệ là giếng của Trường Mầm non Hoàng Oanh; Trường Tiểu học Sơn Lâm; Trường Trung cấp dạy nghề DTNT Khánh Sơn; Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Khánh Sơn; Phòng Khám đa khoa xã Sơn Lâm; Trạm y tế xã Sơn Hiệp; Trạm y tế xã Sơn Trung. Còn lại một giếng không có xây dựng công trình bảo vệ giếng theo quy định, do đó nguy cơ nước bẩn xâm nhập gây ô nhiễm nguồn nước ngầm là rất cao. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản đề nghị chủ giếng thực hiện xây dựng công trình bảo vệ giếng đảm bảo đúng quy định. 

- Các giếng của gia đình cá nhân quản lý: Có 85 giếng khoan do hộ gia đình, cá nhân quản lý. Tại thời điểm kiểm tra các hộ gia đình khai thác nước để phục vụ nước cho sinh hoạt gia đình và có những hộ vừa sử dụng nước sinh hoạt vừa sử dụng để tưới cây công nghiệp. Chất lượng nước tại thời điểm kiểm tra tương đối tốt. Các giếng đều được khoan vào mùa khô năm từ năm 2018- 2022 do các hộ thuê tổ chức khoan giếng tự phát. Các giếng này hiện nay đang được sử dụng tốt. Trong tổng số 85 giếng có 44 giếng đã xây dựng công trình bảo vệ, chủ yếu là các giếng của những chủ giếng trên địa bàn xã Sơn Lâm và còn lại 41 hộ gia đình chưa xây dựng công trình bảo vệ giếng. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản đề nghị chủ giếng thực hiện xây dựng công trình bảo vệ giếng đảm bảo đúng quy định.

Nhìn chung, trên các Văn bản chỉ đạo của chính quyền cấp trên, của UBND huyện, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước của UBND cấp xã đã được quan tâm như: Lực lượng Công chức địa chính  - xây dựng của UBND cấp xã đã thực hiện thống kê số lượng giếng khoan phát sinh trên địa bàn các xã làm cơ sở để cấp huyện và cấp xã thuận tiện quản lý. UBND các xã, thị trấn đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tài nguyên nước cho tổ chức, hộ gia đình, nhân dân trên địa bàn. Vận động nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm, hợp lý. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức và hành động của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật tài nguyên nước.

Tuy nhiên, do một số khu vực trên địa bàn của huyện chưa có lắp đặt hệ thống cấp nước tập trung cho nên người dân đã tự ý khoan giếng để có nguồn nước sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt. Mặc khác, ở địa bàn một số xã như: Sơn Lâm, Sơn Bình, Ba Cụm Bắc và thị trấn Tô Hạp người dân tự thuê khoan giếng lấy nước tưới cho cây trồng như: sầu riêng, măng cụt, quýt, bưởi…. Hầu hết các giếng khoan khai thác ở huyện đều tự phát, cấc giếng khoan đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước cấp bách trong mùa khô cũng như sử dụng nước tưới cho cây công trồng. Hiện nay, trên địa bàn huyện chưa có trường hợp nào thực hiện đăng ký, xin phép khai thác tài nguyên nước; các tổ chức hành nghề khoan nước dưới đất đều không có giấy phép hành nghề. Do đó, hậu quả từ việc khoan giếng tràn lan, không bảo đảm quy trình kỹ thuật khoan giếng có nguy cơ làm suy giảm, cạn kiệt nguồn nước ngầm cao và các giếng bỏ hoang không sử dụng ngày càng tăng, nguy cơ gây ô nhiễm, sụt lún đất, lãng phí nguồn nước dưới đất.

Thông qua đợt kiểm tra cho thấy công tác quản lý nhà nước về Tài nguyên nước của UBND các xã, thị trấn đã có quan tâm triển khai như: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước, tuy nhiên chưa được rộng khắp, hình thức phổ biến chưa được đa dạng. Một số xã chưa thật sự quan tâm thực hiện hết chức năng quản lý nhà nước của Cấp xã về lĩnh vực Tài nguyên nước được quy định tại Khoản 2, Điều 71 Luật tài nguyên nước số 17 năm 2012. Cán bộ địa chính xã chưa nêu cao trách nhiệm của mình, tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm Luật Tài nguyên nước. Đặc biệt đối với việc khai thác, bảo vệ tầng nước dưới đất.  Do đó còn có tình trạng một số giếng khoan đã đưa vào khai thác nhưng vẫn chưa được xây dựng công trình bảo vệ giếng để tránh ô nhiểm nguồn nước. Vi phạm quy định tại Điều 8, Quyết Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12  năm 2017 quy định về bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất và Luật tài nguyên nước số 17 năm 2012.

Nguyên nhân ở cấp xã, nhiệm vụ quản lý tài nguyên, môi trường nói chung và tài nguyên nước nói riêng chưa được phân cấp cụ thể. Ở mỗi xã, thị trấn đều có cán bộ địa chính thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai là chủ yếu. Nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước ở cấp xã hầu như chưa được triển khai. Nhận thức chưa đúng của một số tổ chức, cá nhân về tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với sự phát triển bền vững; chưa nhận thức đầy đủ vị trí, chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước, giám sát việc khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước.

Từ đó, để giúp cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn huyện Khánh Sơn được chỉnh đốn đi vào trật tự, kỷ cương theo pháp luật quy định. Đoàn kiểm tra kiến nghị UBND huyện chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã và thị trấn Tô Hạp thực hiện một số nhiệm vụ, cụ thể như sau: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước đến cơ quan, đơn vị và nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng có hiệu quả và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước phục vụ quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội tại địa phương; Thường xuyên phối hợp cùng các xã, thị trấn kiểm tra việc quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước nhằm tránh nguy cơ làm suy thoái, ô nhiễm nguồn nước ngầm như: Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hay xả nước thải vào nguồn nước mà chưa đăng ký, xin phép; xả nước thải không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn vào nguồn nước; một số tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất không có giấy phép hành nghề. ./.

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL
Tiếp cận thông tin
Tuyển dụng
Thông tin trợ giúp DN NVV
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Tài liệu Tiếp xúc cử tri Thông báo
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC