PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC RƯỢU

Đọc tin

Đã từ lâu, rượu, bia được coi là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi,... đặc biệt là lễ tết đối với người dân Việt Nam. Trong những ngày này, lượng rượu, bia tiêu thụ nhiều hơn; cùng với đó là số người nhập viện do say rượu, bia, thậm chí bị ngộ độc rượu cũng tăng cao hơn.       

NGUYÊN NHÂN GÂY NGỘ ĐỘC RƯỢU

- Ngộ độc rượu là hậu quả nhiễm độc nhất thời khi uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể (lạm dụng) dẫn đến các biểu hiện bất thường của hệ thần kinh và các hành vi không bình thường khác. Nam giới uống quá 3 đơn vị rượu/ngày; nữ giới uống quá 2 đơn vị rượu 1 ngày được coi là lạm dụng rượu (Mỗi đơn vị tương đương: 1 lon bia 270-330ml 2-12 độ hoặc 1 chén rượu vang 125ml 9-18 độ hay 1 chén rượu mạnh 40ml 40 độ).                

            - Ngộ độc rượu còn có thể do:

            + Uống phải rượu giả, rượu có chứa Methanol, Ethylene glycol,…

            + Uống rượu ngâm với thảo mộc (lá, rễ, hạt cây,…), động vật (mật, phủ tạng, các bộ phận khác,…) có chứa độc tố.

            TÁC HẠI CỦA NGỘ ĐỘC RƯỢU

            1. Tác hại tức thì của việc lạm dụng rượu:

            + Phản ứng chậm, đi đứng xiêu vẹo.

            + Giảm khả năng nhìn, nghe, ngửi.

            + Thiếu kiềm chế: cục cằn, thất lời hoặc có ảo giác, trí tuệ, trí nhớ giảm, sa sút tâm thần.

            + Nôn mửa, đau bụng.

            + Ngộ độc nặng: bất tỉnh, xanh tái, tử vong.                         

            2. Tác hại lâu dài của việc lạm dụng rượu:

- Uống rượu lâu ngày dẫn đến nghiện rượu, sút cân, chán ăn, ỉa chảy do tổn thương gan và ruột; da, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu; thoái hóa gan, xơ gan, có thể ung thư gan; nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ, run, rối loạn tinh thần…

            - Phụ nữ mang thai uống nhiều rượu có thể gây bệnh thần kinh hoặc dị tật cho thai nhi.

            CÁCH PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC RƯỢU

            1. Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày.

            2. Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol >0,05% vì có thể gây mù mắt, tử vong cao.

            3. Không uống rượu pha chế, rượu ngâm với lá, rễ cây độc, phủ tạng động vật không rõ ràng độc tính, mật cá hay những rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.

            3. Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu, bia.

            4. Không uống rượu khi:

            - Không biết là rượu gì.

            - Rượu không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận lưu hành của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

            - Đang đói, mệt, căng thẳng.

            Mỗi người nên chủ động không lạm dụng rượu, bia; tránh rơi vào tình trạng say rượu, ngộ độc rượu để đảm bảo an toàn sức khỏe của chính mình.

Châu Thanh Tuấn
(Bài viết có sử dụng nội dung truyền thông của Cục ATTP – Bộ Y tế)

 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL
Tuyển dụng
Thông tin trợ giúp DN NVV
Tiếp cận thông tin
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Thông báo
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC