Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên cơ sở giai đoạn 2024 – 2030” trên địa bàn huyện Khánh Sơn

Đọc tin

Thực hiện Kế hoạch số 6622/KH-UBND ngày 19/6/2024 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024-2030” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Ngày 02/7/2024, UBND huyện Khánh Sơn ban hành Kế hoạch 2963/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn huyện Khánh Sơn.

Với mục đích tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở; giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở gắn với các nhiệm vụ chính trị, pháp lý, đáp ứng tình hình mới. Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hòa giải ở cơ sở; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; gắn với mục tiêu, yêu cầu của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Kế thừa, phát huy kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022” nhằm xây dựng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở có trình độ, kỹ năng hòa giải đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở trong giai đoạn mới. Thực hiện các nội dung hoạt động thực hiện phải đúng mục tiêu, yêu cầu thực tiễn, xác định rõ nội dung công việc, tiến độ thực hiện, trách nhiệm thực hiện và thời gian hoàn thành, bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm; trách nhiệm, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Phát huy vai trò nòng cốt của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong công tác hòa giải ở cơ sở; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận; huy động các nguồn lực xã hội tham gia, hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở.

Từ đó, xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở tạo động lực thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo và ngày càng hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới, góp phần thiết thực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với các mục tiêu cụ thể như sau:

+ Các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cho tập huấn viên, hòa giải viên ở cơ sở, tài liệu phổ biến các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở được biên soạn, in ấn, đăng tải trên mạng Internet nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

 + Phấn đấu có tối thiểu 01 tập huấn viên cấp huyện/31 tổ hòa giải ở cơ sở. - 100% tập huấn cấp huyện được tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu để hướng dẫn, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng cho hòa giải viên ở cơ sở.

+ 100% tổ hòa giải ở cơ sở được củng cố, kiện toàn đủ số lượng, thành phần cơ cấu theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở.

+ Ít nhất 10% tổ hòa giải ở cơ sở được Luật sư, Luật gia, Hội thẩm nhân dân, lực lượng Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, cán bộ, công chức, viên chức công tác trong lĩnh vực pháp luật, người đã từng là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Điều tra viên hỗ trợ về chuyên môn pháp luật.

 + Từ 80% đến 90% hòa giải viên ở cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải ở cơ sở theo Chương trình khung và Bộ tài liệu bồi dưỡng kỹ năng hòa giải ở cơ sở do Bộ Tư pháp ban hành. Đối với hòa giải viên ở cơ sở mới được bầu, bổ sung, kiện toàn, tỷ lệ này là 100% trong thời gian 06 tháng kể từ khi được công nhận.

+ 100% hòa giải viên ở cơ sở được tiếp cận và sử dụng Bộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải ở cơ sở bằng các hình thức phù hợp để tự nâng cao năng lực, kỹ năng hòa giải.

+ Phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi toàn huyện đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo tỷ lệ này là trên 90%.

+ Phấn đấu đến hết năm 2030, trên địa bàn tỉnh có ít nhất 05% đơn vị cấp xã đạt yêu cầu của mô hình “Cấp xã điển hình về hòa giải ở cơ sở”.

           Đồng thời, để thực hiện các mục tiêu đề ra, Kế hoạch đã xác định 02 giai đoạn trọng tâm trong thực hiện Đề án:

           + Giai đoạn 1 (từ năm 2024 đến năm 2026): Thực hiện chỉ đạo điểm; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ tập huấn viên cấp huyện, hòa giải viên ở cơ sở; cung cấp các tài liệu hướng dẫn kỹ năng hòa giải ở cơ sở do Bộ Tư pháp ban hành để hòa giải viên được tiếp cận và sử dụng; sơ kết thực hiện Đề án theo chỉ đạo của Sở Tư pháp.

          +  Giai đoạn 2 (từ năm 2027 đến năm 2030): Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở; hướng dẫn nhân rộng mô hình “Cấp xã điển hình về hòa giải ở cơ sở” trên phạm vi toàn huyện theo hướng dẫn của Sở Tư pháp; kiểm tra, tổng kết thực hiện Đề án theo chỉ đạo của Sở Tư pháp.

           Ủy ban nhân dân huyện giao trách nhiệm cụ thể đến các cơ quan, đơn vị, địa phương trong phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được xác định tại Kế hoạch. Chỉ đạo Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án và Kế hoạch này. Thực hiện có hiệu qủa các nhiệm vụ được giao; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện Kế hoạch. Kịp thời báo cáo, đề xuất, tham mưu triển khai các nội dung thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của UBND huyện trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án; tổng hợp, tham mưu việc báo cáo kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn huyện theo đúng quy định.

Danh sách file
 
Đầu trang
 
Trở về
 
In bài viết
Tin liên quan
QUYẾT ĐỊNH Về việc miễn nhiệm Báo cáo viên pháp luật huyện Khánh Sơn
QUYẾT ĐỊNH Về việc Công nhận lực lượng Báo cáo viên pháp luật huyện Khánh Sơn
QUYẾT ĐỊNH Về việc Kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Khánh Sơn
QUYẾT ĐỊNH Về việc Kiện toàn Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật huyện Khánh Sơn
Đẩy mạnh các hoạt động tổ chức sinh hoạt “Ngày Pháp luật hàng tháng” trên địa bàn huyện Khánh Sơn – Đưa Ngày Pháp luật trở thành đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng
SỞ TƯ PHÁP TỈNH KHÁNH HÒA TỔ CHỨC HỘI NGHỊ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO GIÀ LÀNG, TRƯỞNG THÔN, TỔ TRƯỞNG TỔ HÒA GIẢI, TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT CÁC XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KHÁNH SƠN
Đẩy mạnh việc phổ biến các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về một số vấn đề dư luận quan tâm
Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024 – 2030” trên địa bàn huyện Khánh Sơn
HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PBGDPL HUYỆN KHÁNH SƠN TỔ CHỨC CÁC LỚP TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT XUỐNG ĐỊA BÀN CƠ SỞ NĂM 2024
DANH SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN CHƯA ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT NĂM 2023
DANH SÁCH HÒA GIẢI VIÊN Ở CƠ SỞ
DANH SÁCH XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT NĂM 2023
DANH SÁCH TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT
DANH SÁCH TỔ THƯ KÝ GIÚP VIỆC HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PBGDPL HUYỆN KHÁNH SƠN
Danh mục
Chỉ đạo, điều hành
Thông tin tuyên truyền
Dự án, hạng mục đầu tư
THỐNG KÊ, BÁO CÁO
Dịch vụ công trực tuyến
Tin tức - Sự kiện
Thông tin hoạt động
Văn bản mới Chuyển đổi số
KỲ HỌP HĐND HUYỆN KHÁNH SƠN
VĂN BẢN QPPL Thông tin trợ giúp DN NVV
Tiếp cận thông tin
Tuyển dụng
THÔNG TIN CÔNG KHAI
Cải cách hành chính
Chương trình, đề tài NCKH
Công khai ngân sách
Góp ý dự thảo
MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Lịch tiếp công dân PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUY HOẠCH Tài liệu Tiếp xúc cử tri Thông báo
Video
Album
Bản đồ
Bản đồ hành chính
Học tập tư tưởng đạo đức HCM
Cải cách hành chính
SK-CCHC
Xuc tien dau tư
CCHC