Sáng ngày 26/5/2023, Trường mầm non 1.6 huyện Khánh Sơn tổ chức lễ tổng kết năm học 2022-2023. Tham dự Lễ tổng kết có lãnh đạo UBND thị trấn Tô Hạp; đại diện Hội cha mẹ học sinh và toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh của trường.
Năm học 2022-2023, Trường có 09 nhóm, lớp với 356 học sinh. Trong đó có 03 nhóm nhà trẻ với 94 trẻ (nữ 52 trẻ; DTTS 16 trẻ, nữ DTTS 8 trẻ) và 06 lớp mẫu giáo với 262 trẻ (nữ 131 trẻ; DTTS 59 trẻ, nữ DTTS 33 trẻ).
Trong năm học này, trường tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non đúng độ tuổi. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp từ 0-5 tuổi trên địa bàn trường quản lý: 356/405 trẻ đạt 88 %. Trong đó: Tỷ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp: 94/125 trẻ đạt 75,2% (trẻ học tại trường 94 trẻ);Tỷ lệ trẻ từ 3-5 tuổi ra lớp: 262/380 đạt 93,5% (trẻ học tại trường 262 trẻ; Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp: 88/88 đạt 100% (trẻ học tại trường 88 trẻ). Việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non sau sửa đổi, bổ sung trong điều kiện mới; 100% trẻ được thực hiện chương trình giáo dục mầm non do nhà trường xây dựng dựa trên cơ sở Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong năm học 2022-2023, Trường luôn bám sát các nội dung chỉ đạo về các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục của Phòng Giáo dục và Đào. 100% giáo viên biết áp dụng những nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với quan điểm, mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non; bảo đảm tính khoa học, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, khả năng và nhu cầu của trẻ. Đặc biệt, chú trọng đổi mới phương pháp, tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo; xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với nhóm, lớp; tạo cho trẻ cơ hội tham gia khám phá, trải nghiệm và sáng tạo.
Nhà trường xây dựng Kế hoạch và thành lập Tổ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí “Xây dựng trường mầm non Lấy trẻ làm trung tâm”, tiển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm bắt và thực hiện. Xây dựng Bộ công cụ đánh giá tiêu chí một cách cụ thể, rõ ràng. Tổ chức đánh giá để từ đó có kế hoạch bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho trẻ.
Xây dựng Kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số; chú trọng việc đầu tư cải tạo và tạo môi trường dạy tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ. Tổ chức chuyên đề dạy tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ thông qua các hoạt động. Khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, học tập tiếng Ragay để phục vụ tốt công tác giảng dạy. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm công khai tài chính theo đúng quy định. Công tác phòng, chống dịch bệnh được thực hiện tốt.
Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức, đảm bảo hiệu quả, phù hợp, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trẻ trong việc hướng dẫn cha mẹ về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non; tăng cường công tác tuyên truyền đối với cha mẹ trẻ trong việc đảm bảo tỉ lệ chuyên chăm nhất là trẻ trong độ tuổi nhà trẻ. Tăng cường công tác kiểm tra theo hướng đổi mới, đánh giá theo hướng hiệu quả, đề cao vai trò giám sát, tư vấn, hỗ trợ cho giáo viên; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, thực chất, hiệu quả nhằm mục đích thực hiện nghiêm túc các quy định và nâng cao chất lượng thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường.