20/11/2021 11:36
Lượt xem:
277
Trong thời gian qua, để đảm bảo học sinh DTTS đi học đúng độ tuổi, UBND huyện Khánh Sơn đã chỉ đạo rà soát, sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục vùng DTTS và miền núi đảm bảo cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý, phù hợp với quy hoạch, điều kiện thực tế của địa phương và có lộ trình hợp lý. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh; đáp ứng được các yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục theo quy định; tập trung chỉ đạo duy trì số lượng học sinh trong độ tuổi đi học; chủ động, tích cực phối hợp với các lực lượng xã hội huy động tối đa trẻ em, học sinh người DTTS trong độ tuổi đến trường; duy trì sĩ số học sinh, bảo đảm tỷ lệ học sinh chuyên cần, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nghỉ học; Vì vậy, đến nay, tỷ lệ trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông đã có sự thay đổi tích cực.
Theo đó, năm học 2012-2013, trên địa bàn huyện có 1188/1558 trẻ mẫu giáo DTTS trong độ đến trường ra lớp chiếm tỷ lệ 76.3%; có 2562/2726 học sinh tiểu học người DTTS trong độ tuổi đến trường ra lớp chiếm tỷ lệ 94.0%; có 1242/1381 học sinh THCS người DTTS trong độ tuổi đến trường ra lớp là chiếm 89.9%. Đến năm học 2021-2022, trên địa bàn huyện có 1384/1533 trẻ mẫu giáo DTTS trong độ đến trường ra lớp chiếm tỷ lệ 90.3%; có 2991/3092 học sinh tiểu học người DTTS trong độ tuổi đến trường ra lớp chiếm tỷ lệ 96.7; có 1841/2006 học sinh THCS người DTTS trong độ tuổi đến trường ra lớp chiếm 91.8 %.
Tỷ lệ thanh niên 15 đến 35 tuổi đọc thông viết thạo tiếng Việt người dân tộc thiểu số khá cao, cụ thể: năm học 2012-2013, Số thanh niên người DTTS từ 15 tuổi -35 tuổi đọc thông viết thạo Tiếng Việt là 5023/5839 chiếm tỷ lệ 86.0%; năm học 2021-2022 Số thanh niên người DTTS từ 15 tuổi -35 tuổi đọc thông viết thạo Tiếng Việt là 7177/7780 chiếm tỷ lệ 92.2 %.
Như vậy, trẻ em dân tộc thiểu số đúng độ tuổi ra lớp đã có sự thay đổi rõ rệt, từ năm 2012 đến năm 2021: tỷ lệ trẻ mẫu giáo DTTS trong độ đến trường ra lớp tăng 14%; tỷ lệ học sinh tiểu học người DTTS trong độ tuổi đến trường ra lớp tăng 2,7%; Tỷ lệ học sinh THCS người DTTS trong độ tuổi đến trường ra lớp tăng 1,9%; Tỷ lệ thanh niên 15 đến 35 tuổi đọc thông viết thạo tiếng Việt người dân tộc thiểu số tăng 6,2%.
Với tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông đúng độ tuổi ra lớp như hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân của huyện là vấn đề vừa cấp thiết, vừa lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng không chỉ của ngành Giáo dục và Đào tạo mà của cả hệ thống chính trị trên địa bàn huyện./.