Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số. Phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Ngày 03/6/2022, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 4949/KH-UBND triển khai thực hiện Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Kế hoạch đã đề ra các mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu đến năm 2025:
Lãnh đạo các cấp, các ngành trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhận thức sâu sắc về chuyển đổi số để chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Người dân trên địa bàn tỉnh được tiếp cận đầy đủ các nguồn thông tin về chuyển đổi số trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, nhất là các chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số, nhằm nâng cao nhận thức và tích cực tham gia vào hoạt động chuyển đổi số của tỉnh.
100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trên địa bàn tỉnh được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số.
100% cán bộ chuyên trách chuyển đổi số, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công nghệ số và được đánh giá trực tuyến kết quả đào tạo qua Hệ thống đánh giá, sát hạch chuẩn kỹ năng số quốc gia.
70% số người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.
100% các sở, ban, ngành thuộc tỉnh xây dựng được mạng lưới chuyển đổi số đến tận cấp cơ sở với đội ngũ thành viên được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt cho tiến trình chuyển đổi số ngành, các cấp. trong các
Triển khai thí điểm mô hình “Giáo dục đại học số” tại một số cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn tỉnh.
50% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM (Science - Technology - Engineering - Mathematics)/STEAM (Science - Technology - Engineering - Art - Mathematics) và kỹ năng số.
Mục tiêu đến năm 2030:
90% số người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh biết đến các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng, thành thạo cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.
80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.
Mở rộng triển khai mô hình “Giáo dục đại học số” theo định hướng chung của bộ, ngành.
Kế hoạch đã đề ra 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và 18 nhiệm vụ cụ thể; có sự phân công trách nhiệm, giao thời gian, tiến độ triển khai thực hiện và kết quả đảm bảo đạt được cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Đồng thời UBND tỉnh quán triệt, chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Xem nội dung chi tiết Kế hoạch tại đây./.